Theo bài phân tích của ABC, nếu chúng ta đi hỏi hầu hết các chuyên gia kinh tế từ tổ chức tài chính lớn nào đó thì họ sẽ rằng thị trường nhà đất ở Úc là an toàn, ít nhất là cho đến thời điểm này.
Lý do mà họ đưa ra là sau một thời gian dài giảm sút và trì trệ thì thị trường bất động sản Úc cần có một sự điều chỉnh, nó cần phải có một sự kích hoạt, và tình hình hiện nay được coi là đang được kích hoạt.
Có người cho rằng người Úc đã học được nhứng bài học quý giá trong suốt thể kỷ qua để biết cách làm thế nào không bị mất nơi cư trú của mình, đó là những căn nhà.
Thế nhưng, theo tác giả Verrender phân tích trên ABC thì “thật không may, đó là một lập luận không còn đúng nữa.”
Ngày nay đó không còn là một động lực mới mà có thể nợ nần đang tiềm ẩn nguy hiểm khi mà nó dễ dàng vượt qua sức chịu đứng về giá cả nhà cửa của người Úc.
Dân Úc nợ nhiều nhất trong 30 năm qua
Lúc này thì hầu hết các mối quan tâm trong thời gian gần đây là về bong bóng nhà tại khu vực phía Đông nước Úc, khi giá cả lên đến mức cực đoan và nợ nần của các hộ gia đình thì ở mức đáng báo động nhất trong vòng 30 năm qua tại Úc.
Dù đo lường nó như thế nào, thì nếu so với thu nhập hoặc quy mô của nền kinh tế Úc, giá nhà của chúng ta đang ở mức cao nhất trong lịch sử của đất nước này và nằm trong số những nơi tệ nhất trên thế giới.
Nhưng điều đáng quan tâm hơn nữa đó là sự phân phối của các khoản nợ đã thay đổi.
Theo ABC Analyse, chính sự phân phối lại các khoản nợ trong dân chúng Úc đang đe dọa sẽ thay đổi hành vi vốn có của các chủ sở hữu nhà cửa tại đây.
Thực trạng vay nợ của hệ thống ngân hàng Úc
Theo ABC phân tích, trong năm năm trở lại đây, kể từ khi Ngân hàng Dự trữ Úc quyết định hướng vào sự phát triển nhà cửa khu vực bờ biển phía Đông đất nước để bù đắp cho sự giảm sút của ngành khai thác mỏ, bằng cách cắt giảm lãi suất.
Và chính điều đó khiến cho các nhà đầu tư thì ngày càng có lợi thế và họ dần đẩy những người mua nhà đầu tiên ra khỏi thị trường.
Trên toàn quốc, các nhà đầu tư chiếm khoảng 40 phần trăm của tất cả các khoản vay mới cho mục đích mua nhà.
Còn chỉ riêng ở NSW, tiểu bang đông dân nhất và cũng là nơi mà giá nhà tăng cao nhất, thì các nhà đầu tư chiếm khoảng một nửa số khoản vay mới trong lĩnh vực nhà ở.
Những người mua nhà đầu tiên, không đủ khả năng cạnh tranh thì bị đẩy khỏi thị trường này.
Kết quả là ngày càng có nhiều hộ gia đình có tài sản đầu tư, điều đó hoàn toàn thay đổi tính năng động của quyền sở hữu nhà ở.
Những chủ sở hữu này sẽ làm hầu hết mọi thứ để duy trì quyền sở hữu của gia đình, họ sẽ không nghĩ đến chuyện bán bất động sản đầu tư nếu họ nghĩ rằng họ sẽ thua thiệt từ hợp đồng bán căn nhà đầu tư đó.
Và như nhiều người trong số họ đã xác nhận với báo chí, họ có căn nhà đầu tư là nguồn chính của khoản tiết kiệm cho việc nghỉ hưu của họ.
Theo Ngân hàng Dự trữ Úc, đã có một sự gia tăng rõ rệt trong các quỹ hưu bổng tự quản có khoản nợ dùng để mua tài sản đầu tư.
Vì vậy, việc nắm giữ địa ốc của các cá nhân nói chung đã giảm đáng kể trong 20 năm qua.
Tính đến thời điểm này, các ngân hàng Úc có hơn 1,5 nghìn tỷ đô la dư nợ cho các khoản cho vay mua nhà trong sổ sách của họ. Hơn một phần ba trong số đó, 543 tỷ đô la, đã được cho các nhà đầu tư mượn.
9 năm trước, khi Cơ quan Quản lý Prudential Australia lần đầu tiên thu thập dữ liệu này thì tổng mức cho vay thế chấp chỉ là 683 tỷ đô la.
Thủ tục cho vay lỏng lẻo
Như vậy, con số cho vay địa ốc tăng khủng khiếp, tức là tăng gấp 3 lần và khoản vay mua nhà dành cho giới đầu tư cũng tăng chóng mặt.
Hiện nay, giới hữu trách trong ngành tài chính ngân hàng phát hiện ra rằng, các tiêu chuẩn cho vay đối với các khoản cho vay đầu tư bất động sản đã rất lỏng lẻo.
Trong khi mà nhiều khoản vay cho phép khách chỉ trả lãi suất thì cũng không ít người đầu tư sử dụng vốn thật của họ để đẩy nhanh quá trình đầu tư bất động sản kiếm lời.
Điều này tiềm ẩn rủi ro, vì giả như nếu một cuộc suy thoái xảy ra, thì rõ ràng các nhà đầu tư có thể lập tức từ bỏ ngay khoản vay bất động sản họ đang đầu tư để tìm cách giữ được căn nhà của họ qua cơn khủng hoảng.
Điều đó làm cho bất động sản trở nên mạo hiểm hơn, theo các chuyên gia tài chính về thị trường nhà ở tại Úc vào năm 2017 có vẻ chỉ có một số ít là tích cực.
Bài học từ thất bại và nền tảng kiến thức đầu tư
Mọi người chắc cũng chưa quên bài học suy thoái kinh tế và bất động sản đã từng xảy ra ở Mỹ, Ireland và Tây Ban Nha trong 10 năm qua.
Ở các quốc gia này, các nhà đầu cơ thị trường bất động sản đã đẩy giá quá cao và sau đó gây rủi ro và làm sụp đổ hệ thống cho vay bất động sản của ngân hàng.
Như vậy, thái độ của con người với tài sản đã thay đổi. Căn nhà giờ đây không còn chỉ là một lâu đài, một cuộc sống an cư của gia đình mà giờ đây nó là một công cụ đầu tư hữu hiệu, và ở đâu có lợi nhuận thì ở đó có rủi ro.
Và lời khuyên của các chuyên gia là hãy thật sáng suốt và cần có kỹ năng và kiến thức đầu tư trước khi bước vào thị trường này.