Chính phủ Morrison có tăng 50 phần trăm viện trợ Thái Bình Dương?

AAP Image/Supplied by the Department of Defence

Source: AAP Image/Supplied by the Department of Defence

NHỮNG GÌ ĐÃ ĐƯỢC TUYÊN BỐ

Chính phủ Liên Đảng đã tăng viện trợ phát triển cho khu vực Thái Bình Dương lên thêm 50 phần trăm.

NHẬN ĐỊNH CỦA AAP FACTCHECK

Đúng. Kể cả cứu trợ COVID-19, viện trợ cho khu vực Thái Bình Dương trong năm 2021 đã cao hơn so với năm 2013 dưới thời Đảng Lao động.

Thủ Tướng Scott Morrison đã đáp lại những cáo buộc rằng Úc đang sao lãng các quốc gia láng giềng Thái Bình Dương nói rằng Liên Đảng đã tăng viện trợ cho khu vực này lên thêm 50 phần trăm.

Tuyên bố này đúng khi tính cả các khoản trợ cấp “tạm thời” do COVID-19 được đưa ra trong năm tài khóa 2020/21, và được lên lịch trình để tiếp tục cho tới ít nhất năm tài khóa 2022/23. Kể cả các khoản tiền này, Úc đã cung cấp 1,721 tỉ viện trợ phát triển cho các quốc gia Thái Bình Dương trong năm tài khóa 2020/21, một mức tăng danh nghĩa 56 phần trăm so với khoản viện trợ cho khu vực này trong năm tài khóa 2012/13.

Thủ tướng đưa ra tuyên bố này vào ngày 26 tháng 3 để đáp lại một cáo buộc do  đưa ra, rằng Úc đã cắt giảm “hàng trăm triệu đô-la” của viện trợ cho các Đảo quốc Thái Bình Dương kể từ khi thay đổi chính phủ vào năm 2013 ().

“Tôi biết là cựu thủ tướng có đưa ra một vài con số cách đây mấy ngày – hoàn toàn sai,” . “Các con số đó không phải sự thật. Chúng tôi thực sự đã tăng đầu tư của mình vào viện trợ phát triển nước ngoài trong khu vực Thái Bình Dương lên thêm 50 phần trăm. Đây là một sự gia tăng bởi chúng tôi đã phải làm hơn những gì Đảng Lao động đầu tư trong lãnh vực này.”

Các bình luận của thủ tướng về việc tăng tài trợ được loan tải trong nhiều tường thuật khác nhau (xin xem  và ).

Văn phòng của ông Morrison đã không trả lời yêu cầu của AAP FactCheck về việc cung cấp nguồn cho tuyên bố này. Tuy nhiên, Department of Foreign Affairs and Trade (DFAT) (Bộ Ngoại giao và Thương mại)  về chi tiêu của Úc cho viện trợ nước ngoài kể từ năm 1974, được chia theo các quốc gia và khu vực nhận viện trợ.

Các con số này cho thấy trong năm tài khóa 2012/13 –  – chính phủ liên bang đã chi tiêu 1,101 tỉ đô-la cho viện trợ phát triển chính thức cho Papua New Guinea và các đảo quốc Thái Bình Dương.

Theo cùng dữ liệu này, Úc đã cung cấp 1,721 tỉ đô-la viện trợ cho khu vực Thái Bình Dương trong năm tài khóa 2020/21, một mức tăng 56 phần trăm khi đem so sánh với năm tài khóa 2012/13.

Con số của năm tài khóa 2020/21  (trang 15) trong các khoản tiền trợ cấp COVID-19 ‘tạm thời và có mục tiêu’ cho các quốc gia Thái Bình Dương .

Khi không bao gồm các khoản tiền ‘temporary, targeted and supplementary’ (TTS) ('tạm thời, có mục tiêu và bổ sung'), chi tiêu của Úc cho viện trợ Thái Bình Dương trong năm tài khóa 2020/21 là 1,448 tỉ đô-la, đó là mức tăng 31 phần trăm từ con số của năm tài khóa 2012/13.

Các con số của AAP FactCheck được xác minh, ông là một chuyên gia về viện trợ quốc tế, người theo dõi cơ sở dữ liệu do  (Trung tâm về Chính sách Phát triển) tại (Khoa Crawford về Chính sách Công) thuộc ANU (Đại học Quốc gia Úc) điều hành.

Tiến sĩ Wood nói rằng tính chính xác của tuyên bố của thủ tướng chủ yếu là ở việc có tính hay không tính cứu trợ về COVID-19 vào chi tiêu của Úc cho viện trợ; ông cho rằng nó nên được bao gồm trong phép tính đó.

“Theo quan điểm của tôi, vì hầu như tất cả chi tiêu TTS đều thỏa mãn  (Tổ chức Hợp tác và Phát tiển Kinh tế) về những gì được coi là viện trợ chính phủ, thì đúng khi gọi đó là viện trợ,” ông cho biết trong một thư điện tử.

Tiến sĩ Wood cho biết thêm rằng, tuyên bố của thủ tướng về việc tăng viện trợ lên thêm 50 phần trăm chỉ đúng khi sử dụng các con số danh nghĩa. Khi xét đến lạm phát và chi tiêu TTS, thì mức tăng trong viện trợ Thái Bình Dương trong thời gian từ năm tài khóa 2012/13 đến năm tài khóa 2020/21 là khoảng 35 phần trăm, theo các tính toán của Tiến sĩ Wood.

Sự gia tăng từ tài trợ thêm do COVID-19 trong năm tài khóa 2020/21 là  kể từ khi Liên Đảng lên nắm quyền vào năm 2013, nghĩa là chi tiêu của Úc cho viện trợ đã giảm xuống về tỉ lệ trong GDP.

Tiến sĩ Wood cho AAP FactCheck biết rằng viện trợ của Úc cho khu vực Thái Bình Dương “đã suy giảm” cho tới năm tài khóa 2018/19 khi thêm tài trợ được bổ sung. Các con số do Tiến sĩ Wood cung cấp cho thấy viện trợ của Úc cho khu vực Thái Bình Dương giảm đi khoảng 108 triệu đô-la theo giá trị thực trong thời gian từ năm tài khóa 2012/13 đến năm tài khóa 2017/18 trước khi bắt đầu tăng lên theo giá trị thực vào năm sau đó.

Tài trợ của Úc cho viện trợ Thái Bình Dương (triệu đô-la)
AAP FactCheck
Source: AAP Image
Các con số chính thức của DFAT cho thấy viện trợ cho khu vực Thái Bình Dương giảm xuống theo giá trị danh nghĩa trong năm tài khóa 2013/14 còn 1,062 tỉ đô-la và giữ tương đối ổn định ở mức đó trong suốt bốn năm kế tiếp. Tuy nhiên, trong năm tài khóa 2018/19 viện trợ Thái Bình Dương tăng lên thành 1,252 tỉ đô-la và rồi lên thành 1,397 tỉ đô-la trước khi có hỗ trợ về COVID trong năm tài khóa 2020/21.

 của DFAT (trang 4) ước tính rằng chi tiêu của Úc cho viện trợ trong khu vực Thái Bình Dương sẽ giảm xuống còn 1,617 tỉ đô-la, bao gồm cả 174,8 triệu đô-la trong cứu trợ tạm thời do COVID-19.  (trang 4) -  ông Morrison đưa ra tuyên bố đang được bàn đến này – phân bổ 1,833 tỉ đô-la cho khu vực Thái Bình Dương, bao gồm 332,4 triệu đô-la liên quan đến COVID-19.

NHẬN ĐỊNH CUỐI CÙNG

Tuyên bố rằng chính phủ Liên Đảng đã tăng viện trợ phát triển cho khu vực Thái Bình Dương lên thêm 50 phần trăm là đúng. Bao gồm cả trợ cấp COVID-19 tạm thời, Úc đã chi ra 1,721 tỉ đô-la cho viện trợ nước ngoài trong khu vực Thái Bình Dương trong năm tài khóa 2020/21, một mức tăng danh nghĩa 56 phần trăm khi so với năm tài khóa 2012/2013 – nguyên một năm cuối của chính phủ Lao động.

Đúng – Tuyên bố này chính xác.

* AAP FactCheck là thành viên được công nhận của (Mạng lưới Quốc tế về Kiểm tra Dữ kiện Thực tế). Muốn được cập nhật về những kiểm chứng dữ kiện thực tế mới nhất của chúng tôi, hãy theo chúng tôi trên  và .


Share
Published 6 April 2022 10:54am
By AAP FactCheck
Source: AAP


Share this with family and friends