Di dân với visa tạm trú thường phải làm những công việc ít kỹ năng hơn với mức lương thấp

Một báo cáo mới của Viện Grattan vẽ nên chân dung người di dân trong lực lượng lao động Úc thời hiện đại, cho rằng tuy trình độ học vấn và kinh nghiệm cao hơn, những người di dân gần đây thu nhập ít hơn so với cách đây một thập niên.

waiter, migrant workers

Source: Andrea Piacquadio on Pexels

Cuộc khủng hoảng COVID nhấn mạnh tầm quan trọng của người lao động di dân đối với nền kinh tế Úc, tuy nhiên vai trò của người di dân trong thị trường lao động vẫn chưa được hiểu rõ.

Cuốn sách hướng dẫn, hay đúng hơn là báo cáo mới của Viện Grattan tên 'Migrants in the Australian workforce' ra đời tìm cách lấp đầy khoảng trống kiến ​​thức đó để các nhà hoạch định chính sách có thể cải cách hệ thống nhằm tăng thêm lợi ích kinh tế của việc di dân cho nước Úc.

Báo cáo này này lập bản đồ và vẽ chân dung người di dân, visa họ nắm giữ, những kỹ năng họ có, nơi họ làm việc và những gì họ kiếm được.

Cứ ba người lao động ở Úc thì có một người sinh ra ở ngoại quốc và một trong năm người có visa tạm thời hoặc thường trú.

Chương trình di dân lâu dài đã trở nên dựa trên kỹ năng hay tay nghề nhiều hơn trong những thập niên gần đây.

Trẻ hơn, tay nghề cao hơn, và thu nhập cao hơn

Những người nhận được visa thường trú sau năm 2000 chiếm 12% lực lượng lao động Úc.

Những người di dân có tay nghề có xu hướng trẻ hơn, có kỹ năng cao hơn và kiếm được thu nhập cao hơn người Úc điển hình. Những người có visa gia đình làm việc với mức thu nhập tương tự như những người sinh ra ở Úc, trong khi những người có visa nhân đạo có mức thu nhập thấp hơn rõ ràng.

Người di dân tạm thời chiếm 7% lực lượng lao động Úc. Một số người có visa tạm thời, bao gồm những người đi làm trong kỳ nghỉ và nhiều sinh viên quốc tế, có xu hướng làm những công việc ít kỹ năng hơn với mức lương thấp.

Những người di dân ở lại Úc có nhiều khả năng làm việc toàn thời gian hơn so với dân số Úc. Hơn một nửa làm việc toàn thời gian và chỉ một trong năm người đứng bên ngoài lực lượng lao động, so với một trong ba người trưởng thành sinh ra tại Úc.

Trình độ học vấn cao hơn nhưng thu nhập thấp hơn

Những người di dân cũng ngày càng có xu hướng được giáo dục cao.

Khoảng một nửa số người di dân có bằng cử nhân hoặc sau đại học khi họ đến, và nhiều người khác đạt được bằng cấp đại học trong thời gian ở Úc. Một phần tư số người di dân gần đây có trình độ sau đại học, so với tỷ lệ ít hơn một trong 10 người lao động sinh ra ở Úc.

Tuy nhiên, mặc dù có trình độ học vấn và kinh nghiệm cao hơn, những người di dân gần đây thu nhập hôm nay ít hơn so với người di dân cách đây một thập niên.

Ngành y tế và chiêu đãi phụ thuộc vào di dân

Nhiều ngành kỹ nghệ phụ thuộc rất nhiều vào lao động di dân, nhưng visa mà người di dân nắm giữ khác nhau đáng kể tùy thuộc vào ngành họ làm việc.

Các dịch vụ chuyên nghiệp và y tế tuyển dụng một số lượng lớn những người có tay nghề có visa thường trú và những người có visa gia đình, những người thường kiếm được mức lương cao trong các vai trò có kỹ năng cao hơn.

Các lĩnh vực như chiêu đãi khách sạn phụ thuộc nhiều hơn vào những người di dân tạm thời, đặc biệt là sinh viên quốc tế, để làm những công việc ít kỹ năng hơn với mức lương thấp.

Nhiều người di dân bắt đầu từ khu vực tỉnh của nước Úc - thường là một điều kiện để được cấp visa - và họ không ở lại đó lâu. Hơn một phần tư số người đến Úc gần đây sống ở các vùng sâu vùng xa trong năm 2011 đã chuyển đến các thành phố lớn vào năm 2016, so với khoảng 10% ở những người sinh ra ở Úc.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 24 June 2022 3:36pm
Updated 24 June 2022 5:45pm
By Trinh Nguyen

Share this with family and friends