Nền kinh tế ngầm chiếm 1,5% GDP
Úc đang xem xét việc theo chân của Venezuela và Ấn Độ trong việc bãi bỏ tờ tiền giấy có mệnh giá cao nhất của nước này, với nỗ lực trấn áp vấn nạn rửa tiền, nền kinh tế ngầm của các băng nhóm tội phạm.
Phát biểu với đài phát thanh ABC vào hôm nay thứ Tư, tổng trưởng Dịch vụ Tài chính Kelly O'Dwyer cho biết chính phủ đang xem xét lại việc hủy bỏ tờ $100 và cho phép thanh toán bằng tiền mặt một khoản tiền nhất định. Công bố này được đưa ra sau khi chính phủ Úc lo ngại hàng tỷ đô la tiền thuế chưa được thanh toán hoặc có nguy cơ bị thất thoát.
Trong bản ngân sách tài khóa giữa năm được công bố vào thứ Hai, chính phủ cho biết sẽ bổ nhiệm cựu chủ tịch công ty tài chính toàn cầu KPMG Michael Andrew vào vị trí quản lý và giám sát một lực lượng đặc nhiệm để trấn áp nền kinh tế ngầm và thị trường chợ đen. Hiện nay nền kinh tế ngầm của Úc chiếm 1,5% GDP, với nhiều khoản thanh toán bằng tiền mặt không bị đánh thuế.
"Mục đích mà chính phủ muốn trấn áp nền kinh tế ngầm của các nhóm tội phạm và thị trường chợ đen là để bảo đảm dẹp bỏ các lỗ hổng và bất cập trong nền kinh tế”. Kelly O'Dwyer
Bà O'Dwyer nói với ABC vấn đề này không chỉ thất thoát nguồn thu của chính phủ để xây dựng, đầu tư vào trường học và bệnh viện cho người dân Úc, mà còn là vấn đề quan trọng đối với những người dân chăm chỉ làm việc và nộp thuế đều đặn.
"Mục đích mà chính phủ muốn trấn áp nền kinh tế ngầm của các nhóm tội phạm và thị trường chợ đen là để bảo đảm dẹp bỏ các lỗ hổng và bất cập trong nền kinh tế”.
Lợi ích khi đổi tiền?
Tổng trưởng Dịch vụ Tài chính Kelly O'Dwyer cho biết mặc dù việc sử dụng thẻ ngân hàng và các hình thức thanh toán điện tử ngày càng phổ biến , tờ $100 hiện được lưu hành nhiều gấp 3 lần so với tờ $5.
Hiện tại có 300 triệu đô la Úc với mệnh giá $100 lưu hành trên thị trường, và 92% tiền tệ của Úc đề có mệnh giá là tờ $50 và $100.
Tổng trưởng tài chính không loại trừ việc loại bỏ $100 trong thời gian tới, và nhấn mạnh rằng việc này dựa vào tham vấn và khuyến nghị của một nhóm các chuyên gia trong lĩnh vực tiền tệ và tài chính.
"Không có gì sai khi dùng tiền mặt cả, vấn đề là nhiều người không khai báo và cố tình trốn thuế khi sở hữu nguồn lợi tức này," bà Kelly O'Dwyer nói.
Lực lượng đặc nhiệm trấn áp nền kinh tế ngầm sẽ học hỏi các kinh nghiệm từ các quốc gia như Pháp, nơi mà chính phủ đã cấm thanh toán bằng tiền mặt với các giao dịch trên 1000 euro.
"Tôi sẽ không đặt ra một giới hạn về nhiệm vụ cho lực lượng này", bà O'Dwyer cho biết.
Thượng nghị sĩ đảng Tự do Dân chủ David Leyonhjelm phản ứng lại với để nghị này cho rằng " những người đang gặp khó khăn bởi nền kinh tế dùng tiền mặt là chính phủ và các viên chức chính phủ, những người đang muốn tiêu tiền thuế của dân."
"Không có gì sai khi dùng tiền mặt cả, vấn đề là nhiều người không khai báo và cố tình trốn thuế khi sở hữu nguồn lợi tức này." Kelly O'Dwyer nói.
"Nền kinh tế dùng tiền mặt sẽ được hạn chế rất nhiều giảm nếu chính phủ đánh thuế thấp hơn ", ông David Leyonhjelm nói với trang mạng news.com.au. "Đó là phản ứng khó chịu của chính phủ với số tiền thuế mà người dân đang chi trả."
Ông Leyonhjelm cho biết Úc đã bị ảnh hưởng bởi một sự thúc đẩy toàn cầu khiến chính phủ khó khăn hơn trong việc chấp nhận nền kinh tế dùng tiền mặt.
"Cho dù quan điểm của tôi có thành công hay không thì đây cũng là một điểm cần tranh luận. Bỏ túi hai tờ $50 thay vì một tờ $100 không phải là chuyện gì quá lớn lao”.
"Nhưng với quan điểm tự do của tôi, tôi nghĩ rằng chính phủ nên có giải pháp giảm thuế để tránh việc trốn thuế thay vì làm như vậy”.
Tranh luận này đưa ra sau khi một báo cáo của tổ chức UBS khuyến Úc nên bỏ tờ giấy bạc mệnh giá $100. Theo ngân hàng đầu tư UBS, lợi ích mang lại cho Úc bao gồm việc "giảm tội phạm, tăng doanh thu thuế (ít giao dịch tiền mặt) và giảm gian lận phúc lợi (nhận phúc lợi và trợ cấp của chính phủ trong khi có thu nhập hoặc tích trữ tiền mặt)".
Đi theo vết chân của Venezuela và Ấn Độ
Trước đó Venezuela, quốc gia đang chìm trong khủng hoảng kinh tế với tốc độ lạm phát “cao nhất” thế giới, đã rút đồng tiền mệnh giá lớn nhất khỏi việc lưu hành trong tuần này để chuẩn bị cho việc phát hành tiền mới.
Tuyên bố bất ngờ trên trên vừa được Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đưa ra ngày 11/12 trong một bài phát biểu kéo dài hàng giờ đồng hồ. Đồng 100 Bolivar của Venezuela, đồng tiền mệnh giá lớn nhất của nước này hiện nay, hiện tương đương 2 xu Mỹ nếu tính theo tỷ giá “chợ đen”.
Hành động đổi tiền được dự báo là sẽ làm căng thẳng thêm tình trạng khan hiếm tiền mặt ở Venezuela. Ông Maduro cho biết đồng 100 Bolivar sẽ được rút khỏi lưu thông từ ngày thứ Tư tuần này và người dân sẽ có 10 ngày để đổi tiền tại Ngân hàng Trung ương.
Ông Maduro nói rằng việc đổi tiền là cần thiết nhằm chống lại tình trạng buôn lậu tờ 100 Bolivar tại biên giới nước này với Colombia. Tuy nhiên, hành động này đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của phe đối lập, cho rằng làm như vậy chẳng có ý nghĩa gì về mặt kinh tế. Theo phe đối lập, chẳng cách nào có thể đổi hết được số tờ 100 Bolivar trong lưu thông trong khoảng thời gian mà Tổng thống đưa ra.
Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Venezuela, trong tháng 11, có hơn 6 tỷ đồng Bolivar trong lưu thông ở Venezuela, chiếm 48% tổng số tiền giấy và tiền xu trong lưu thông ở nước này.