Giao ngực cho người không có bằng cấp
Bị cáo Jie Shao, 33 tuổi, bị cáo buộc đã phẫu thuật ngực cho bà Jean Huang, 35 tuổi, tại phòng khám Medi Beauty ở Chippendale vào chiều thứ Tư tuần này.
Bà Jean Huang phải giành giật mạng sống của mình vì tim đột nhiên ngừng đập trong quá trình phẫu thuật, và đã qua đời hôm 1/9 tại Royal Prince Alfred Hospital.
Bà Huang Shao, giám đốc và cũng là chủ của thẩm mỹ viện vừa mới mở này, đã bị bắt.
"Dù cô ấy có cơ may sống sót, chắc chắn sẽ bị tổn thương ở một mức độ nào đó", cảnh sát cho biết trong một bản phúc trình được Tòa án đưa ra vào hôm thứ Năm.
Bị cáo Shao bị buộc tội gây tổn thương cơ thể người khác một cách nghiêm trọng và đưa chất độc vào cơ thể nạn nhân.
Tòa án cho biết bà Huang Shao, đã sử dụng liều lượng gây mê không chính xác, khiến tim bệnh nhân bị ngừng đập trong suốt quá trình đặt túi độn vào ngực.
Bà Shao biết bệnh nhân qua một người bạn chung, mặc dù cảnh sát vẫn chưa rõ tại sao bà lại thực hiện ca phẫu thuật.
Trong một đơn xin trợ giúp pháp lý vào hôm Thứ Năm, luật sư của bà Shao, Mary Underwood, cho biết thân chủ của cô đã hoàn thành năm năm học tại Đại học Y khoa Canton với chuyên ngành da liễu.
Luật sư nói bà Shao đã mở phòng khám ở Trung Quốc, Anh Quốc và đã có được một bằng thạc sĩ về khoa học sức khoẻ ở Anh năm 2010.
Tuy nhiên, các công tố viên cho biết bà Shao đã đến thăm Trung Quốc bằng visa du lịch và không có bằng cấp nào được công nhận ở Úc.
Sĩ quan cảnh sát Rutzou nói trong một cuộc phỏng vấn với cảnh sát vào tối thứ Tư, nạn nhân đã nhập viện về vấn đề gây mê trong suốt quá trình điều trị. Bị cáo đã tiêm 1,5 gam tramadol trộn với 200 miligam NaCl (natri clorid) qua ống truyền nước nhỏ giọt, cộng thêm một lượng thuốc gây tê tại chỗ là lidocaine, được tiêm vào ngực nạn nhân.
Một nhân viên khác, Yuegiong Fu, làm y tá trong phẫu thuật này nhưng cũng không đủ điều kiện về chuyên môn theo cảnh sát cáo buộc.
Khi bà Huang bị ngưng tim, bị cáo và nhân viên thứ ba thẩm mỹ thứ ba có mặt trong phòng khám là Ronald Hsiao, đã cố gắng dùng máy sốc tim.
Luật sư của bị cáo là Underwood nói rằng thân chủ của cô sẽ trả lại sổ thông hành và không thực hiện bất kỳ phẫu thuật y tế hoặc điều trị nào nếu được bảo lãnh tại ngoại.
Tuy nhiên, thẩm phán Sharon Freund đã từ chối cho phép bị cáo đóng tiền để được tại ngoại, nói rằng có nguy cơ bà Shao sẽ chạy trốn sang Trung Quốc, gây ảnh hưởng đến cuộc song các nhân chứng hoặc gây nguy hiểm cho người khác trong cộng đồng.
Bồi hoàn khi bị tai nạn trong phẫu thuật thẩm mỹ
Trước đó vào năm 2016, ngành kỹ nghệ giải phẫu thẩm mỹ đang bùng nổ của Úc đã trải qua một đợt chấn chỉnh lớn, các bác sĩ phải tuân theo nhiều quy định chặt chẽ mới của Hội đồng Y khoa từ ngày 1/10/2016.
Việc này xảy ra sau một loạt các vụ bê bối liên quan đến tử vong và sự nguy hiểm khi dùng thuốc gây mê trong lĩnh vực phẫu thuật làm đẹp, khiến Hội đồng Y khoa Úc Châu tạo áp lực lên các bác sĩ trong lĩnh vực giải phẫu thẩm mỹ.
Phát ngôn nhân của Australian Society of Plastic Surgeon, Hiệp hội phẫu thuật thẩm mỹ Úc Châu, giáo sư Mark Ashton cho rằng bệnh nhân hiện đang bị đặt vào tình thế hết sức nguy hiểm khi các bác sĩ sử dụng những loại thuốc gây mê cực mạnh tại một số phòng khám không có cơ sở và thiết bị thích hợp.
Những thay đổi mà các bác sĩ đề nghị là cho bệnh nhân thời gian 7 ngày, còn gọi là "cooling off period" để suy nghĩ về quy trình phẫu thuật, và đặt ra nhiều biện pháp bảo vệ cho những bệnh nhân dưới 18 tuổi muốn phẫu thuật để làm đẹp, cũng như đặt ra nhiều trách nhiệm hơn cho các bác sĩ về quá trình chăm sóc hậu phẫu.
Theo những quy định mới được áp dụng từ ngày 1/10, các bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ phải cung cấp cho khách hàng của họ:
+ Một khoảng thời gian 'cooling off' là 7 ngày để suy nghĩ lại, đối với những khách hàng trưởng thành muốn trải qua phẫu thuật thẩm mỹ lớn. + Với khách hàng dưới 18 tuổi, thời gian chờ đợi và suy nghĩ lại là 3 tháng, khách hàng thiếu niên bắt buộc phải nhận được tư vấn của chuyên viên tâm lý, bác sĩ tâm lý, hay bác sĩ gia đình. + Các bác sĩ thực hiện giải phẫu phải có "trách nhiệm rõ ràng" trong việc chăm sóc hậu phẫu, cũng như phải có các thiết bị dùng cho việc cấp cứu khi sử dụng thuốc gây mê. + Bắt buộc phải có tư vấn trực tiếp hoặc qua Skype đối với những khách hàng cân nhắc việc tiêm vào người chất độn hay Botox theo toa thuốc. + Phải cung cấp thông tin bằng văn bản chi tiết về chi phí cho khách hàng.
Theo phúc trình của NSW Health Care Complaints Commission (HCCC) tức Ủy ban đặc trách các Khiếu nại về Y tế của NSW, trong vòng 12 tháng qua, 6 bệnh nhân có khả năng bị biến chứng đe dọa đến tính mạng khi cấy ghép ngực tại thẩm mỹ viện này, với các biểu hiện tim đập nhanh, co giật và ngừng hoạt động.
Vấn đề bồi hoàn khi có biến chứng, tại nạn sau phẫu thuật thẩm mỹ phụ thuộc vào sự thỏa thuận và hợp đồng của bệnh nhân đối với bác sĩ, bệnh viện trước trong và sau khi phẫu thuật.
Hiện có một vấn đề khó khăn trong lĩnh vực khiếu nại phẫu thuật thẩm mỹ ở tiểu bang, các vùng lãnh thổ và liên bang vì chưa có một đạo luật nào quy định cụ thể bồi thường do tai biến, gây chết người do giải phẫu thẩm mỹ. Do đó vấn đề bồi thường giải quyết căn cứ dựa vào bộ luật dân sự, gọi chung là Bộ luật về bồi thường y tế đối với các bác sĩ, y sĩ, nha sĩ nói chung.
Đối với người sử dụng y tế công cộng và tư nhân, nên nhận biết quyền lợi của mình. Khi nhập viện, chúng ta ký vào một tờ giấy đồng nghĩa với việc kỳ hợp đồng giao phó toàn bộ sức khỏe của chúng ta cho bác sĩ và bệnh viện. Họ ngược lại cũng có trách nhiệm với sức khỏe và sự an toàn của bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân có nguy hiểm, hay tai biến xảy ra do bác sĩ cẩu thả hoặc vô tình gây ra tai nạn thì căn cứ trên hợp đồng mà giải quyết.
Nhiều bệnh nhân ngại kiện cáo vì thương tổn không lớn, nhưng quy trình pháp lý rất phức tạp.
Các khiếu nại về thương tật với các bác sĩ, nhân viên y tế gây ra thường là một quy trình khéo dài và cần nhiều chuyên gia y tế ra tòa để chứng minh xem thương tổn đó (cả về thể chất lẫn tinh thần) có phải do phẫu thuật ở bệnh viện hay bác sĩ đó gây ra không và mức độ thể nào để đền bù thỏa đáng.
Bệnh nhân phải bắt đầu tiến trình đòi bồi thường trễ nhất sau 3 năm có biến chứng và tiến trình này kéo dài không quá 12 năm.
Bệnh nhân nên tìm hiểu kỷ lưỡng trước khi ký vào một hợp đồng y tế, nên tìm một luật sư để họ giải thích rõ ràng các yếu tố trong hợp đồng rồi hãy đặt bút ký. Sau này nếu có khiếu nại, luật sư có thể bảo vệ cho bệnh nhân.
Nhiều người Úc gốc Việt về Việt Nam để chữa răng, làm đẹp. Nên mua các bảo hiểm du lịch nếu thực hiện các phẫu thuật lớn, phức tạp và nguy hiểm. Tiến trình khiếu nại phải tuân theo luật pháp nước sở tại, là Việt Nam.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại