Farvardin Daliri đã không còn xa lạ gì với việc di cư.
Tuổi thơ của Daliri lớn lên luôn bị phân biệt đối xử khi ông thuộc nhóm thiểu số tôn giáo người Baha Wili ở Iran và vì vậy đã đưa đẩy ông đến Ấn Độ. Khi hộ chiếu Iran của ông bị vô hiệu do sự thay đổi của chính phủ ở quê nhà, ông chuyển đến Melbourne.
"Tôi đến đây vì trải nghiệm của Úc. Thế nhưng, trải nghiệm này thực sự không thể có được ở Melbourne, bởi vì khi chúng ta ở đây đều sẽ nhanh chóng bị cuốn vào những tập thể giống mình, cùng tín ngưỡng, cùng ngôn ngữ với mình", ông nói.
"Mức độ trải nghiệm ở Úc của tôi đã bị thu hẹp trong nhóm cùng bản sắc văn hóa. Tôi sống vài năm ở Melbourne, sau đó cảm thấy rằng mình muốn một thứ gì đó khác biệt hơn, thú vị hơn, gần gũi với mảnh đất này hơn, và thế là, tôi chuyển đi.”
Đã gần 30 năm kể từ khi Daliri chuyển đến định cư ở Townsville, nơi ông điều hành Trung tâm Liên Văn hóa Townsville và tổ chức lễ hội văn hóa hàng năm cho thị trấn này.
“Vào thời đó, mọi người gọi Townsville là thủ đô của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Úc nhưng điều đó không làm tôi thấy bận tâm bởi vì tôi xuất thân từ một nơi phân biệt chủng tộc thực sự khắc nghiệt hơn rất nhiều.”
"Vì vậy, đối với tôi, đó là một cuộc phiêu lưu. Mọi người ở đó là một trong những điều tuyệt vời nhất bạn có thể có trên thế giới này. Bạn có thể trở thành bạn với họ. Và rồi họ sẽ chấp nhận bạn. Mọi người sẽ hòa đồng với nhau.”
Dân số vùng nông thôn Úc thưa thớt dần
Vùng nông thôn úc chiếm 40% sản lượng kinh tế của quốc gia và cứ 3 người ở đó thì có 1 người có việc làm.
Điều này diễn ra ở tất cả các thị trấn, thành phố nhỏ và các vùng nằm ngoài Sydney, Melbourne, Brisbane, Perth, Adelaide và Canberra.
Tuy nhiên, nhiều vùng nông thôn vẫn đang phải vật lộn với lượng dân số đang thưa thớt dần.
Nông gia ở Tây Úc Stuart McAlpine đã nhìn thấy Shire of Dalwallinu, một vùng nông thôn trồng trọt và chăn nuôi cừu ,đang lụi tàn trước mắt ông với một cộng đồng đang già đi.Ông đã nảy ra ý tưởng khởi xướng một dự án tái tạo dân số khu vực này vào năm 2010 và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ hội đồng địa phương.
Source: Pexels
"Dân số đã sụt giảm và số lượng người đến trường học đang giảm xuống đến mức có thể thấy rõ rằng số lượng đó không đủ để trường học tiếp tục duy trì", ông nói.
"Vì vậy, ban đầu, mục đích của việc này là nỗ lực đưa mọi người đến cộng đồng khiêm tốn của chúng tôi và củng cố dân số để trường tiểu học tiếp tục được hoạt động."
Thật không dễ dàng để thu hút di dân chuyển ra khu vực phía Bắc cách Perth 263 cây số. Cuộc đua của McAlpine với thời gian đã không đủ nhanh để cứu trường học địa phương.
“Để thu hút người lao động đến trang trại hoặc các thế hệ tương lai sinh sống ở đây, thì chặng đường đi thẳng đến trường tiểu học gần nhất mất 70 cây số, và trên thực tế, họ đã đóng cửa một trường học khác cùng một lúc, vì vậy khoảng cách các trường tiểu học giữa khu vực Perenjori và Dawallinu là 105 cây số, điều này rõ ràng không có lợi cho việc thu hút những người trẻ trở lại ngành nông nghiệp.”
Hãy tin tưởng vào cộng đồng, chấp nhận những người Úc vì chính bản thân họ và kết nối với họ. Bởi vì nếu chúng ta không đưa ra những cánh tay giúp đỡ và thân ái, nếu chúng ta không tiến về phía họ, thì làm sao chúng ta có thể mong đợi những người đang bị truyền thông gây sợ hãi này dám bước ra và ôm chầm lấy mọi người?
Ủy ban Tư vấn Phục hồi Dân số Vùng nông thôn do Stuart McAlpine dẫn đầu đã mất vài năm để tăng đáng kể dân số vùng Dawallinu.
Họ đã phải vượt qua các rào cản ngôn ngữ bằng cách mở các lớp học tiếng Anh cũng như giải quyết các vấn đề về nhà ở . Tuy nhiên, kết quả rất phấn khởi với sự gia tăng lên 15% dân số.
Mặc dù chúng tôi đã mất đi ngôi trường nhỏ chỉ có 12 học sinh vào thời điểm đó, nhưng chúng tôi đã thấy dân số trong trường Dawallinu về căn bản đã tăng gấp đôi từ 120 thành 220 em, và bây giờ chúng tôi bắt đầu thấy các học sinh hòa nhập vào cộng đồng bên ngoài , tham gia vào các môn thể thao cũng như một số các dịch vụ.”
Ghép di dân mới ở các thành phố lớn chuyển đến các vùng nông thôn
Chuyên gia tài chính vi mô Mahir Momand nhận thấy một giải pháp hợp lý trong việc kết hợp những người định cư mới từ các thành phố quá tải dân đến các khu vực nông thôn.
Ông điều hành tổ chức Cơ hội Nông Thôn Úc (ROA), một tổ chức phi lợi nhuận nhằm trang bị việc làm và hỗ trợ việc tái định cư cho di dân chuyển đến vùng nông thôn.
"Khi họ đến Úc, khoảng 80 phần trăm trong số họ định cư ở các thành phố lớn," ông nói.
"Mặt bằng chung các khách hàng mà chúng tôi hiện đang làm việc đã sống ở các thành phố lớn từ 3 đến 5 năm mà họ vẫn chưa tìm được việc làm trong lĩnh vực của mình hoặc chưa tìm được việc làm. Những người này rất muốn đến vùng nông thôn Úc, chuyển đến sống ở đó vĩnh viễn và biến nơi đó thành nhà của họ."
Rural Australia Source: Getty Images
Cơ hội việc làm tăng lên
Với mức độ ít cạnh tranh hơn bên ngoài các khu vực đô thị, những số liệu từ Kết quả điều tra dân số năm 2011 cho thấy những người càng sống xa các thành phố lớn, cơ hội cao làm việc của họ càng cao hơn.
Ví dụ, trong năm 2011, 61,3% di dân ở các thành phố có việc làm so với tỷ lệ 78% di dân nước ngoài sống ở vùng nông thôn tìm được việc làm.
Suraj Adebayo Opatokun sinh ra ở Nigeria đã phải vật lộn trong nhiều năm để tìm một công việc ổn định nhằm nuôi sống gia đình năm người của mình, mặc dù anh đã hoàn thành học bổng về Khoa học Môi trường tại Đại học Macquarie.
Opatokun nhanh chóng tìm được công việc đầu tiên là thanh tra thịt mục súc ở vùng nông thôn Úc và nói rằng quy trình ở đây dễ dàng, trái ngược hẳn với sự cạnh tranh khốc liệt mà anh từng phải đối mặt ở Sydney.
"Quá trình tìm việc của tôi lúc ở Sydney rất rất vất vả. Trải nghiệm đó rất khó chịu khi tôi tốt nghiệp và trong hơn 3 năm, tôi đã cố tìm một công việc ổn định nhưng chuyện đó đã không xảy ra. Tôi đã không có được bất kỳ công việc nào trước công việc này" anh cho biết.
Người di cư có trình độ
Hầu hết khách hàng của ROA là di dân và sinh viên mới tốt nghiệp. Một số là bác sĩ y khoa được đào tạo ở nước ngoài có quốc tịch Úc, những người không thể tìm được công việc đúng với chuyên môn trong các thành phố.
Momand nói rằng việc chuyển mọi người đến vùng nông thôn Úc bao gồm tổ chức các cộng đồng đáp ứng nhiều tiêu chí như có tỷ lệ thất nghiệp thấp để có kết quả tương hỗ hơn.
“Chúng tôi nhìn vào hệ thống y tế; chúng tôi xem xét các trường học, các việc làm có sẵn và các doanh nghiệp nhỏ ", ông nói.
“Cách mà cộng đồng sẵn sàng chào đón và làm việc những người mới đến là điều rất quan trọng.”
"Vì vậy, có một phạm vi rất đa dạng trước khi chúng tôi cân nhắc xác định một khu vực đó là liệu vùng đó đã sẵn sàng và phù hợp để chuyển di dân đến đó hay chưa.”
Quay về thành phố
Khoa Nhân khẩu học của Đại học Quốc gia Úc cho thấy hơn 60% di dân mới định cư ở một số vùng nông thôn đã chuyển đến các thành phố lớn hơn trong vòng năm năm dựa vào 35 năm dữ liệu.
Farvardin Daliri nói rằng đó là một xu hướng có thể đảo ngược. Ông ấy mang những người sinh ra ở Townsville và những người nước ngoài mới chuyển đến vùng này lại gần nhau trong các chương trình lãnh đạo thanh niên mà mình điều hành.
Daliri tin rằng hội nhập thành công là bỏ qua sự kỳ thị và định kiến từ các phương tiện truyền thông tiêu cực bằng cách nuôi dưỡng sự hiểu biết và đón nhận sự khác biệt.
"Lòng tin. Đó là điều tôi tin tưởng hệ thống này", ông nói.
"Hãy tin tưởng vào cộng đồng, chấp nhận những người Úc vì chính bản thân họ và kết nối với họ. Bởi vì nếu chúng ta không đưa ra những cánh tay giúp đỡ và thân ái, nếu chúng ta không tiến về phía họ, thì làm sao chúng ta có thể mong đợi những người đang bị truyền thông gây sợ hãi này dám bước ra và ôm chầm lấy mọi người?”
Cùng xem loạt phim truyền hình thực tế của SBS mang tên Struggle Street để tìm hiểu về những thách thức của một số cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn nhất ở Úc.
Phần 3 của Struggle Street sẽ ra mắt vào Thứ Tư 9 tháng 10 lúc 8:30 p.m trên SBS. Sau đó tiếp tục hàng tuần vào thứ Tư. Các tập sẽ streaming tại SBS On Demand sau khi phát sóng.
Nghe đọc thêm
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại