Cẩn trọng trước bẫy lừa đảo và tin giả trong đợt dịch bệnh coronavirus mới

Trong tình hình dịch bệch do chủng vi-rút corona mới đang tiếp tục gia tăng, đã có những bẫy lừa đảo và sự lan truyền tin đồn không được kiểm chứng, khiến cộng đồng hoang mang.

Passengers arriving at airport wearing masks

Source: EPA

Vừa rồi, một mẫu đơn về việc di tản được lan truyền trên online, cam kết rằng sẽ giúp những người muốn rời khỏi Vũ Hán để trở về Úc. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc đã phơi bày, khẳng định đây là tin giả, nhằm thu thập thông tin cá nhân.

Lừa đảo nhắm vào người Úc gốc Trung Quốc đang mắc kẹt tại Vũ Hán

Mẫu đơn này yêu cầu người dùng internet điền thông tin cá nhân của mình, bao gồm tên tuổi, địa chỉ cư trú, số điện thoại, loại hộ chiếu và những nhu cầu bên ngoài trong suất quá trình di tản được đề ra. Một đường link dẫn đến mẫu đơn này đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội WeChat, với tiêu đề “Người Úc gốc Trung Quốc tại Vũ Hán”.

Đài ABC hiện đã xác nhận có hơn 100 trẻ em Úc đang bị mắc kẹt tại Vũ Hán. Trả lời đài 3AW trong hôm Thứ Hai, Ngoại trưởng Úc – bà Marise Payne nói rằng:

"Chúng tôi không có một con số chắc chắn về số lượng những người Úc mắc kẹt tại Vũ Hán hoặc tỉnh Hồ Bắc, bởi vì nó sẽ bao gồm cả những người song tịch, trong đó có những người có thể đã không dùng hộ chiếu Úc để tới đó.

Nếu chúng tôi có thể hỗ trợ người Úc trở về, nếu như họ mong muốn rời khỏi đó, chúng tôi rất muốn thực hiện điều đó."

Cho đến nay, chính quyền Trung Quốc đã áp dụng các chính sách phong tỏa nghiêm khắc mới tại khu vực Vũ Hán, bao gồm cả một lệnh cấm sử dụng các phương tiện đi lại cá nhân bắt đầu từ cuối tuần.

Tin giả lan truyền trên các hội nhóm người Việt trên mạng xã hội

Trong vài ngày qua, một số người dùng mạng xã hội cũng đã cho biết rằng họ thấy các tin đồn được tung lên và chia sẻ trên các hội nhóm của người Việt. Các thông tin được đồn thổi bao gồm phát hiện người nhiễm coronavirus mới ở Sunshine (Victoria) và Cabramatta (NSW). Điều đó khiến một số người Việt tại các khu vực này hoang mang, thậm chí tỏ ra lo lắng khi gởi con đi nhà trẻ.

Những thông tin đồn thổi trên hoàn toàn chưa được xác nhận. Tính đến thời điểm hiện tại, Úc mới xác nhận năm ca nhiễm coronavirus mới – tất cả những người này đều đã tới Úc từ thành phố Vũ Hán. Bốn bệnh nhân đang được điều trị cách ly trong bệnh viện tại Sydney và một bệnh nhân tại Melbourne.

Có nên hoảng sợ trước coronavirus mới?

Rõ ràng, việc lo lắng trước một tình hình bệnh dịch mới đang lây lan là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà mọi người cần tìm hiểu thông tin từ những nguồn đáng tin cậy để nhận định tình hình một cách chủ động. Những tin đồn thiếu kiểm chứng có thể khiến chúng ta hoang mang một cách không cần thiết, mà thay vào đó chúng ta có thể thực hiện các biện pháp tự bảo vệ bản thân và người xung quanh.

Chính phủ Úc cũng khẳng định rằng, hệ thống y tế của nước Úc được trang bị kỹ lưỡng và đủ tốt để có thể nhận dạng và cách ly nguồn bệnh một cách nhanh chóng. Trong trường hợp dịch bệnh xẩy ra tại đây thì chúng ta cũng có đủ cơ sở vật chất, đáp ứng được nhu cầu điều trị.

Những chiêu lừa đảo nhằm mục đích ăn cắp thông tin cá nhân, hoặc tiền bạc, cũng cần được đề phòng, bởi những hành vi này thường lợi dụng những tình huống khẩn cấp hoặc đau thương để phát triển. Người phát ngôn từ Ủy ban Cạnh tranh và Người Tiêu dùng Úc (gọi tắt là ACCC) cho hay:
Những trò lừa đảo thành công bởi vì chúng trông có vẻ chính đáng và nó được tung ra khi bạn không đề phòng hoặc không trông đợi.
ACCC khuyến nghị người dân rằng, nếu ai đó nghi ngờ rằng những kẻ lừa đảo đã tiếp nhận được thông tin cá nhân của mình, thì nên ngay lập tức liên lạc với ngân hàng của họ, thông báo cho những cơ quan liên quan nếu như các thông tin khác như chi tiết về hộ chiếu, mã số bảo hiểm y tế Medicare, đã bị tiết lộ.

Mọi người cũng có thể liên hệ IDCARE theo đường dây 1300 432 273 để được hỗ trợ nếu phát hiện mình là nạn nhân của một vụ lừa đảo.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share
Published 28 January 2020 8:13pm
Updated 28 January 2020 9:28pm

Share this with family and friends