Các trường đại học Úc sửa đổi thỏa thuận với Học viện Khổng Tử

Hai trong số những trường đại học hàng đầu của Úc đã đàm phán lại các thỏa thuận với Học viện Khổng Tử, nhằm bảo vệ quyền tự chủ giảng dạy và tuân thủ chính sách chống ảnh hưởng ngoại quốc của chính phủ Morrison.

A teacher leads a group of young Chinese children dressed in ancient costumes, to pay homage to the statue of Confucius, at the Confucius temple in Beijing.

A teacher leads a group of young Chinese children dressed in ancient costumes, to pay homage to the statue of Confucius, at the Confucius temple in Beijing. Source: Getty

Đại học Melbourne và Đại học Queensland đã sửa đổi các thỏa thuận với Học viện Khổng Tử, trong bối cảnh chính phủ Úc tìm cách hạn chế quyền lực mềm cũng như những ảnh hưởng không mong muốn đến từ Trung Quốc.


Highlights:

  • Đại học Melbourne và Đại học Queensland sửa đổi các thỏa thuận với Học viện Khổng Tử
  • Động thái này được đưa ra trong bối cảnh chính phủ Úc tìm cách hạn chế sự ảnh hưởng của ngoại bang
  • Học viện Khổng Tử được xem là một phần của chính sách xây dựng quyền lực mềm của Trung Quốc

Theo , những từ ngữ mới nhấn mạnh quyền tự chủ của trường đại học cũng như “tự do học thuật và trí tuệ, bao gồm việc nghiên cứu, giảng dạy và vận hành” đã được bổ sung vào các thỏa thuận.

Trụ sở chính của Học viện Khổng Tử tại Bắc Kinh thừa nhận quyền hạn của Đại học Melbourne trong việc “xác định nội dung chương trình giảng dạy và cách thức giảng dạy cho tất cả các chương trình do viện quản lý”.

Thỏa thuận cập nhật của Đại học Queensland nêu rõ việc phát triển nội dung của học viện “sẽ chỉ thuộc phạm vi và sự kiểm soát của Đại học Queensland”, và trường đại học “cam kết duy trì quyền tự chủ” đối với tất cả nội dung, tiêu chuẩn giảng dạy, quản lí chất lượng, tuyển sinh, đánh giá, tiếp thị , nhân sự, tự do học thuật và trí tuệ liên quan đến học viện.

Trước đó, thỏa thuận của Đại học Queensland quy định trường “phải chấp nhận đánh giá của trụ sở chính của Học viện Khổng Tử về chất lượng giảng dạy”. Điều khoản này đã được loại bỏ trong hợp đồng mới.

Cả 13 trường đại học Úc có chương trình hợp tác với Học viện Khổng Tử đều từ chối ghi danh những học viện này vào của chính phủ liên bang.

Hai thỏa thuận mới của Đại học Melbourne và Đại học Queensland nêu rõ học viện “không có ý định bao gồm các hoạt động phải đăng ký theo Đạo luật Chương trình Minh bạch Ảnh hưởng Ngoại quốc 2018 (Foreign Influence Transparency Scheme Act 2018)”.

Học viện Khổng Tử là liên doanh giữa trường đại học chủ nhà, trường đại học đối tác Trung Quốc, và cơ quan Hán Biện do Đảng Cộng Sản Trung Quốc quản lí.

Các học viện này là yếu tố quan trọng trong nỗ lực triển khai quyền lực mềm của Bắc Kinh, cung cấp việc giảng dạy về văn hóa, ngôn ngữ, và trong một số trường hợp tổ chức các sự kiện công cộng về các vấn đề chính trị, xã hội và kinh tế.

Nhiều trường đại học trên thế giới đã hợp tác với Học viện Khổng Tử nhằm xây dựng các mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc, nhưng giới chỉ trích lo ngại về tình trạng kiểm duyệt các vấn đề chính trị nhạy cảm, cũng như việc các học viện này hoạt động như là nền tảng cho những ảnh hưởng không mong muốn của Bắc Kinh trong khuôn viên trường học và ngoài cộng đồng.

Ông John Fitzgerald, Giáo sư danh dự của Đại học Swinburne và một chuyên gia về Trung Quốc nói rằng điều quan trọng là các trường đại học phải xác định quyền tự chủ của mình cũng như vai trò của Học viện Khổng Tử.

“Các trường đại học sẽ cần phải chuẩn bị những hướng dẫn nhằm hỗ trợ cho nhân viên của Học viện Khổng Tử hoàn thành nhiệm vụ dựa trên những thỏa thuận mới này,” ông nói.

“Hiển nhiên họ sẽ cần phải loại trừ việc vận động chính sách, chẳng hạn xung quanh Sáng kiến Vành đai và Con đường mà một số Học viện Khổng Tử đã làm trong quá khứ.”

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 11 March 2020 4:58pm
By Đăng Trình

Share this with family and friends