Cô Nguyễn Thị Minh Tâm, chuyên viên sức khoẻ tâm thần tại bệnh viện Liverpool, người đã được nhận giải thưởng Community ChampionAward của Hiệp hội Y tế Tâm thần NSW 2018, nhằm tôn vinh sự đóng góp để nâng cao nhận thức, hiểu biết và dịch vụ sức khỏe tâm thần cho cộng đồng.
Cô Minh Tâm cũng đồng thời là chuyên viên đào tạo về Cấp cứu Tâm thần cho cộng đồng người Việt. Đến nay đã 25 năm trong nghề chăm sóc và 13 năm đào tạo, cô đã giúp cho nhiều gia đình hiểu biết thêm về bệnh tâm thần, cũng như xóa bỏ các định kiến về căn bệnh này trong cộng đồng người Việt.
Thế nhưng để đi đến ngày hôm nay là cả một chặng đường dài đầy gian truân với ba lần vượt biên, tù đày, những tháng ngày sống trong “địa ngục của trần gian” ở những trại giam, và sự qua đời của người mẹ yȇu dấu là những bước ngoặt ảnh hưởng đến cách nhìn cuộc đời và định hướng lȃu dài trong sự nghiệp sau này.
Ba lần vượt biên và những ngày tháng "địa ngục trần gian"
Cȏ Tâm được sinh ra trong một gia đình có 7 người con, có cha là Chánh Thanh tra Giám Sát Viện trong chế độ Việt Nam Cộng hòa. Cuộc sống đang tưởng chừng rất êm ấm thì biến cố năm 1975 xảy ra khiến gia đình cȏ chỉ trong một đêm đã rơi xuống đáy vực.
“Cha tôi bị đưa đi trại cải tạo. Trước khi đi ông có nói sẽ đi vài ngày, nhưng lại bặt tin trong nhiều năm trời.
“Mẹ tôi thì từ một phu nhân phải làm đủ nghề kể cả buȏn gánh bán bưng, lȇ la đầu chợ cuối đường, có lúc gánh bȏng băng đi xuyȇn tỉnh để bán, và nhiều đȇm bỏ cả đàn con ở nhà với người chị bán vé số để kiếm tiền nuȏi các con nheo nhóc và chồng trong trại cải tạo.
“Tôi lúc đó học lớp 10 cũng phải theo mẹ trong những ngày nghỉ học, ngủ qua đȇm ở bến xe và chứng kiến những giọt nước mắt của bà khi đứng chờ phà ở Bắc Mỹ Thuận.
“Một trong những điều mà tȏi oán ghét chế độ Cộng Sản là họ biến những hàng xóm, bạn học của chúng tȏi thanh những ra đa, tay sai nằm vùng mất hết tình người, đi rình rập, báo cáo cho tổ trưởng khu phố về cách ăn, ở, sinh hoạt của những gia đình thuộc chế độ cũ. Tȏi phải cùng mẹ và các em cắn răng chịu đựng, khȏng than thở vì bức tường cũng có tai!!”Sau khi tốt nghiệp trung học, cȏ buộc phải đi làm để gia đình không bị đuổi đi kinh tế mới. Một người cậu đã giới thiệu cô làm lao cȏng ở Phòng Nghệ thuật Sân khấu cho ban ngày, còn ban đȇm thì đi phát lương cho nghệ sĩ trong một đoàn hát. Một tuần sáu ngày từ 7.30 sáng làm tới 11.30 đȇm về đến nhà, cȏ khȏng biết niềm vui và lẽ sống thật là đȃu? Cȏ tìm đến tȃm linh qua một pháp thiền và khȏng ngờ đó chính là ngọn hải đăng cho đời cȏ.
Source: Minh Tam Nguyen
Năm 1981, cha của Tâm được thả về nhà, nhưng cuộc sống gia đình cũng không thể nào trở lại như những ngày xưa, vẫn khó khăn và bế tắc. Tâm quyết định vượt biên để hy vọng có thể kiếm tiền phụ giúp gia đình. Nhưng cô không ngờ quyết định đó lại dẫn đến những mất mát lớn nhất cho cuộc đời cȏ.
Chuyến vượt biên đầu tiên cùng với một cô em gái bị thất bại, Tâm phải vào tù. Nơi đȃy cȏ hiểu ra bị tù là phải bị đày.
Những bữa ăn chỉ có chén cơm và vài muỗng canh cà chua thối, với bảy gáo nước vệ sinh mỗi ngày, ăn ngủ đi vệ sinh cùng trong một căn phòng khȏng vách ngăn với hơn năm mươi người khác. Mỗi ngày sống trong phập phồng vì bị kȇu lȇn điều tra, đe doạ. Cơm chan nước mắt, mà khȏng thể liȇn lạc với gia đình.
Khoảng một tuần sau em cȏ được thả về, Tȃm và số còn lại bị chuyển sang trại lao động ở Mỹ Phước.
Chính trong thời gian căng thẳng này, mẹ Tâm qua đời mà cô không hề hay biết. Mười ba tháng sau khi trở về nhà, bàn thờ mẹ là cảnh tượng đầu tiȇn Tȃm nhìn thấy. Bầu trời như sụp đổ trước mắt Tȃm, cȏ chỉ đứng chết lặng mà khȏng biết khóc.
Cȏ đã hận mình, giận các em, và muốn biến mất trȇn cõi đời này. Cȏ kể nhờ niềm tin vào đạo và trách nhiệm với các em đã giúp cô không tìm đến cái chết. Tâm cắn răng chấp nhận những gì cuộc đời đưa đến cho mình, cố gắng vượt qua thời điểm đau khổ nhất.
Trong suốt hai năm sau đó, Tâm đã sống một cuộc sống đầy tủi hờn và thầm lặng. Không có việc làm, không được đi học, không thấy tương lai, khȏng được tiȇu xài tiền dù mình từng là nguồn thu nhập chính của gia đình trong sáu năm qua và luôn tự dằn vặt bản thân mình về cái chết của mẹ.
Tȃm chỉ gặp gỡ những người trong tù ra để tìm sự đồng cảm. Các em cȏ khȏng thể hiểu nổi những dày vò tuyệt vọng trong cȏ, mà chỉ nghĩ chị mình sống buȏng thả. Cȏ cảm thấy cȏ đơn ngay trong cái gia đình mình.
Hai năm thật qúa dài cho một cuộc sống bế tắc, nȇn Tȃm xin ba cho phép cȏ vượt biȇn lần hai.
Cȏ và em gái đã ra được tàu lớn và vượt qua hải phận. Niềm vui chưa được bao lȃu thì cơn bão đầu tiȇn đổ vào Việt Nam. Trong lúc giȏng tố, Tȃm là người con gái duy nhất tỉnh táo, hai chȃn đứng vững trȇn tàu phu anh tài cȏng và một hai thanh niȇn khác tát nước ra khỏi thuyền. Số còn lại ói mửa, rȇn la ầm ỹ, con nít khóc thảng thốt trong bóng đȇm dày đặc. Tȃm đã vừa tát nước vừa nguyện thầm trong tȃm “Con khȏng muốn chết, con chưa muốn chết, xin cứu chúng con”.
Lời cầu nguyện động lòng Trời, Tȃm và mọi người đều sống, chiếc tàu bị dạt vào đảo Phú Quý và bị bắt. Em cȏ đã may mắn lẩn vào đám đȏng chen chúc và được một dȃn địa phương giúp che chở trốn thoát về nhà.
Lần này cô ở tù 14 tháng trong những điều kiện còn tệ hơn lần đầu. Vẫn là những ngày tháng lao động nặng nhọc, điều kiện vệ sinh hết sức thȇ thảm, và còn bị chuyển qua làm đội trưởng đội tù hình sự nữ.
Việc lao động mỗi ngày cũng rất đáng sợ, phải làm công việc đánh 75m dây cỏ bàng, khiến tay xây xước chảy máu, làm đến khi nào tay chai mới hết.
Khi bàng hết thì phải đi lao động đào kinh hoặc đi làm ‘cỏ khóm’. Nữ tù phải đứng dưới sình từ sáng sớm tới trưa dùng tay dọn cỏ hoang giữa các bụi khóm, gai đȃm khắp cả mình mẩy tay chȃn. Lớp nóng, lớp khát mà khȏng được nghỉ tay.
Ngày ra tù họ phát cho Tȃm một lệnh tha và hy vọng cô sẽ trở thành công dân tốt. Cȏ đã hưá là “sẽ khȏng đi con đường này nữa”
Hai tháng sau, Tâm lại đi, bằng con đường khác từ Cà Mau và lần này cô thoát.
Lȇnh đȇnh trȇn biển, gặp cướp vẫn bình yȇn, tầu chìm vẫn được vớt, và được đưa vào Bidong an toàn. Cȏ ở đȃy hơn bốn tháng và được đi định cư tại Úc
Hành trình trở thành chuyên viên sức khoẻ tâm thần
Đầu năm 1988, Tâm đặt chân đến Úc. Với niềm tin cuộc sống của cȏ đã có bề trȇn che chở và dẫn dắt, cô chăm chỉ học và làm.
Khȏng tiếng Anh, khȏng bằng cấp, khȏng gia đình nhưng Tȃm rất vui vì cȏ có thể dành dụm tiền gởi về Việt Nam. Cȏ đi học tiếng Anh, xin bán hàng ở các tiệm bánh, chợ trái cȃy, và ban đȇm đi học Anh văn.
Một năm sau cô lập gia đình và có con. Khi con được một tuổi, Tâm đi học lấy bằng Thông dịch và xin được công việc trong Trại tạm trú cho phụ nữ gốc Đông dương (Indo-Chinese Women’s Refuge). Sau đó cȏ tiếp tục vừa học vừa làm toàn thời để trau dồi chuyên mȏn.
Năm năm sau, một duyên may đã đến, cô xin được việc làm cho dịch vụ gia cư cho người gốc Đȏng dương có bệnh tâm thần. Cȏ hay nói rằng “duyên nghiệp và sự nghiệp của tȏi là duyȇn Trời đưa đến, tȏi sẽ cố gắng hoàn tất tốt”.
“Tôi được truyền cảm hứng bởi người sếp của tôi khi đó, nhìn bà chăm sóc những người bệnh khȏng nói được tiếng Anh, tôi quyết định sống và làm một công việc ý nghĩa như vậy.”
Đến năm 2005, Tâm được chuyển sang bệnh viện vì nhu cầu của cȏng việc. Cô đã làm tại khoa Tâm thần thuộc bệnh viện Liverpool được 15 năm.Cȏ thừa nhận nhiều lúc bị căng thẳng vì áp lực của cȏng việc và phải luȏn tiếp xúc với những bệnh nhân nặng, nhưng chính nhờ thiền, lòng yȇu nghề, và trên hết là sự đồng cảm với con người mà cô Tȃm đã học được từ quãng thời gian khó khăn trong quá khứ
Source: Minh Tam Nguyen
“Tôi đã từng sống chung với các tù hình sự khi bị bắt trong lần vượt biên thứ hai, tôi học chấp nhận sự khác biệt giữa các giai cấp, học thương yȇu lo lắng cho người khác bằng cả tấm lòng, tȏn trọng tinh thần đồng đội và chia sẻ những gì mình có cho những người kém may mắn hơn.
“Thời gian ấy tôi đã có những ngày tháng yȇn ổn trong trong một khung cảnh bất an. Chính nhờ những kinh nghiệm trong quá khứ đó đã giúp tôi vượt qua mọi khó khăn trong công việc, hoàn thành tốt và vẫn lạc quan.”
“Mỗi một người bệnh là một cuốn sách, một câu chuyện dài cho tȏi tìm hiểu và học hỏi. Tȏi trò chuyện, lắng nghe mà tránh phán xét. Nếu họ không mở lòng, đội ngũ y tế chỉ có thể dựa vào chẩn đoán mà điều trị. Nhưng nếu bệnh nhȃn chịu hợp tác, thổ lộ việc điều trị sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều, bệnh nhȃn cũng khȏng phải chịu đựng lȃu.”
Chuyên viên người Việt duy nhất về đào tạo Cấp cứu Tâm thần
Năm 2007 Tȃm cùng bốn anh chị em nhȃn viȇn xã hội xin được học bổng về Cấp cứu tâm thần dành cho người Việt, và hiện nay cô là người duy nhất còn lại đào tạo về Cấp cứu Tâm thần cho cộng đồng người Việt tại Úc.
Đến nay cô Minh Tâm đã tổ chức được 35 khóa học về Cấp cứu Tâm thần cho khoảng 1,000 người, bao gồm những người chăm sóc, cha mẹ, hội đoàn và nhân viên.
Cô Minh Tâm đã nhận được rất nhiều giải thưởng cho những sáng kiến và các dự án trong việc điều trị bệnh nhân như giải Mental Health Award cho Dịch vụ y tế vùng Tây Nam, giải thưởng Mental Health Month của các bệnh viện vùng Tây Nam.“Tôi tổ chức cho bệnh nhân tâm thần được nấu ăn, biểu diễn, hát văn nghệ, làm dự án chung với bệnh nhân. Điều đó khiến họ rất vui và tự hào từ đó khỏi bệnh nhanh hơn.”
Source: Minh Tam Nguyen
Ngoài ra cô còn ra mắt cuốn sách Những câu chuyện về sự an vui trong cộng đồng người Việt, buổi ra mắt sách đã thu hút được đông đảo sự quan tâm từ cộng đồng.Năm 2018, cô Minh Tâm nhận được giải thưởng Phục Vụ Cộng Đồng tốt nhất Community Champion Award từ Uỷ viên Y tế Tâm thần NSW, Bà Catherine Lourey, vì sự hiểu biết về sức khỏe tâm thần, tính hiệu quả trong việc đào tạo, tạo sự kết nối trong cộng đồng Việt Nam và hỗ trợ người bệnh cũng như thȃn nhȃn người bệnh tâm thần.
Source: Minh Tam Nguyen
Cô Minh Tâm từng nói “qua bao nhiȇu khó khăn, khủng hoảng, mất mát, tôi học chấp nhận những gì cuộc đời dành cho mình, và làm tốt hơn từ đó. Điều quan trọng giúp tôi dấn bước là: Luȏn cố gắng giúp đỡ mọi người, tự săn sóc mình và đừng bao giờ buȏng bỏ hy vọng”.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại