Gần 4,000 ứng cử viên của chương trình GTI đã được đặc cách xét duyệt nhanh hồ sơ xin thường trú trong năm tài chính vừa qua, mặc cho đại dịch coronavirus khiến lĩnh vực di trú bị đình trệ và buộc Úc phải đóng cửa biên giới.
Highlights:
- Chương trình Global Talent Independent (GTI) nhằm thu hút những di dân “tài năng và thông minh nhất” đến Úc
- Visa này không có giới hạn về độ tuổi, thẩm định tay nghề, hay trình độ tiếng Anh
- Úc đã cấp 4,109 visa thường trú theo diện GTI chỉ trong bảy tháng cuối năm tài chính 2019-20
Chính phủ Úc công bố chương trình này từ tháng 11/2019, nhằm cạnh tranh thu hút nhân tài với các nước như Mỹ, Anh và Canada.
- AgTech (công nghệ nông nghiệp)
- Space and Advanced Manufacturing (công nghệ không gian và sản xuất tiên tiến)
- MedTech (công nghệ y học)
- FinTech (công nghệ tài chính)
- Energy and Mining Technology (công nghệ năng lượng và khai khoáng)
- Cyber Security (an ninh mạng)
- Quantum Information, Advanced Digital, Data Science and ICT (công nghệ thông tin kỹ thuật số)
Để hội đủ điều kiện, người nộp đơn phải chứng minh khả năng kiếm được ít nhất $153,600 mỗi năm và phải được bảo trợ bởi một chuyên gia danh tiếng trong cùng lĩnh vực.
Cựu viên chức cao cấp của Bộ Di trú, ông Abul Rizvi, gọi GTI là con đường nhanh nhất để lấy PR Úc, và nói rằng chương trình này không giống bất kỳ loại visa nào khác sẵn có vì “mức độ linh hoạt trong các tiêu chí” của nó.
Nó không có yêu cầu về độ tuổi, vì vậy người nộp đơn có thể ở mọi lứa tuổi. Nó không có thẩm định tay nghề, vì vậy người duy nhất thẩm định là nhân viên di trú. Đương đơn không cần phải thi tiếng Anh. Và quan trọng nhất là quyết định thường được đưa ra chỉ trong vòng vài tuần.
Mặc dù khởi đầu chậm chạp, nhưng GTI đã cấp tổng cộng 4,109 visa thường trú chỉ trong bảy tháng cuối năm tài chính 2019-20, hầu hết người nộp đơn đều đang sống tại Úc.
“Một số nhân viên tuyển dụng đã được cử đi khắp thế giới để quảng bá cho visa GTI, nhưng họ chưa thu hút được nhiều người, bởi vì nếu bạn nhìn vào tỷ lệ giữa trong nước và ngoài nước, thì hơn 80% người nộp đơn thành công đều sống tại Úc,” ông nói.
Bộ Nội vụ đã cử nhân viên tuyển dụng đến nhiều nơi như Luân Đôn, Thượng Hải, Singapore, và Washington để kết nối với các ứng viên tiềm năng, doanh nghiệp và ngành kỹ nghệ.
Tuy nhiên các nhân viên này hiện làm việc tại Úc do đại dịch COVID-19.
Chuyên viên di trú Nicholas Yock đã hỗ trợ một thân chủ xin visa GTI hồi tháng trước, nói rằng mặc dù thời gian xử lý nhanh nghe có vẻ hấp dẫn với nhiều người, nhưng họ cần phải nhớ rằng chính phủ đưa ra yêu cầu rất cao đối với loại visa này.
“Chỉ những người làm việc trong một số ngành nghề có tiềm năng trong tương lai mới có thể nộp đơn xin visa này, tức hầu hết các ngành nghề khác đều không có cơ hội. Ngoài ra, tôi không nghĩ rằng nhiều ứng viên có thể đáp ứng mức thu nhập cần thiết để xin visa này,” ông nói.
Ngân sách 2020: Chương trình GTI có gì thay đổi?
Acting Immigration Minster Alan Tudge at a press conference at Parliament House in Canberra. Source: AAP
Ông Rupert Grayston thuộc Australian Computer Society (ACS), nơi phụ trách đề cử các ứng viên GTI trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) nói với rằng ông hy vọng chương trình sẽ được mở rộng trong năm tài chính hiện tại.
“Một trong những lý do chúng tôi nỗ lực tham gia vào chương trình tài năng toàn cầu này là vì tại ACS, chúng tôi nhận thấy tiềm năng to lớn của nó và tin rằng chính phủ sẽ đặt ưu tiên cao hơn cho chương trình,” ông Grayston nói.
“Ngay cả trong năm đầu tiên và bị gián đoạn đáng kể do COVID-19, chương trình gần như đã đạt được mục tiêu, và chúng tôi cho rằng hạn ngạch hiện nay ở mức 5,000 sẽ được nâng cao đáng kể vào năm tới.”
(*) Thông tin trong bài viết chỉ mang tinh tham khảo, để biết thông tin chính xác về trường hợp của bạn, hãy liên lạc Bộ Nội vụ hoặc tham vấn với chuyên viên di trú.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại