được mô tả là phương thức mua sắm hiện đại - lấy hàng trước - trả tiền sau. Theo đó, khách hàng được phép mang sản phẩm về nhà dùng ngay lập tức, thay vì phải chờ đợi trả góp xong mới được nhận hàng.
Nhưng những người đấu tranh cho quyền lợi của người tiêu thụ đã cảnh báo rằng Afterpay đang cổ võ cho một lối mua sắm vô trách nhiệm với tiêu chí: "Hãy mua hàng ngay bây giờ, sau đó trả nợ trong 4 lần."
Chiến lược này đang xảy ra trong môi trường, nơi mà ngành bán lẻ phải tranh giành khách hàng để tăng doanh thu, trong khi người tiêu thụ Úc đang có mức nợ kỷ lục cao nhất từ trước đến nay và phải vật lộn để trả nợ.
Afterpay là gì?
Afterpay là công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán ASX, thành lập vào năm 2014 bởi Nick Molnar - giám đốc điều hành và Anthony Eisen chủ tịch công ty.
73% số khách hàng của họ là những người trẻ, tuổi từ 17 đến 37.
Công ty này tuyên bố có hơn 1 triệu người dùng và 7,500 cửa hàng bán lẻ đang cung cấp phương thức thanh toán Afterpay trực tuyến hoặc trong cửa hàng - bao gồm Myer, Country Road, Kathmandu, Toys 'R' Us và nhiều thương hiệu thời trang dành cho nữ.
Sự ủng hộ lớn nhất cho công ty Afterpay đến từ Jetstar. Hãng hàng không giá rẻ bắt đầu cho phép khách hàng đặt chuyến bay bằng hệ thống thanh toán Afterpay vào tuần trước.
Những nhà bán lẻ chấp nhận hình thức trả tiền trả sẽ nhận được hoa hồng trung bình 4% (cùng với 30 cent) cho mỗi giao dịch trả bằng Afterpay.
"Dịch vụ trả sau Afterpay cho phép khách hàng có thể mua những món đồ xa xỉ và nhu yếu phẩm trong cuộc sống và trả góp từ từ trong 4 lần thanh toán." - Anthony Eisen
Ví dụ, giống như thẻ tín dụng, khách hàng có thể mua một áo khoác 100 đô la và mang về nhà mà không phải trả đồng nào khi mua.
Sau đó, khách hàng sẽ cần phải hoàn trả khoản vay Afterpay trong bốn đợt, vào mỗi hai tuần - 25 đô la mỗi hai tuần trong khoảng thời gian hai tháng cho chiếc áo khoác $100.
Công ty không tính lệ phí miễn là khách hàng thực hiện tất cả các khoản hoàn trả đúng hạn.
Ông Eisen cho rằng phương thức này là một “thắng lợi” cho cả người bán lẻ và người tiêu thụ.
"Afterpay sẽ bảo đảm tất cả những rủi ro mà khách hàng quỵt nợ trong tương lai cho công ty chúng tội. Vì vậy, từ quan điểm của một nhà bán lẻ, họ không chịu rủi ro nào hết."
Tuy nhiên, dùng dịch vụ afterpay vẫn có rủi ro với người tiêu thụ.
Lợi nhuận từ việc trả nợ trễ hạn
Công ty này kiếm được lợi nhuận từ các khoản thanh toán trễ của khách hàng.
Doanh thu của Afterpay từ phí khách hàng trả nợ chậm đã tăng 4% kể từ năm ngoái.
"80% trong số lợi tức 22,9 triệu đô la trong báo cáo tài chính đến từ các nhà bán lẻ.
"Còn lại 20% đến từ các khách hàng không thể đáp ứng khoản thanh toán trong 4 lần thanh toán kéo dài trong 2 tháng."
Khách hàng sẽ bị thu khoản tiền phạt ban đầu là $10. Sau đó Afterpay tính thêm phí $7 cho khách hàng nếu khoản tiền đó vẫn còn chưa được thanh toán sau một tuần.
Vì vậy, nếu một khách hàng bỏ lỡ tất cả bốn lần thanh toán sẽ mất một khoản phí tổng cộng là $68.
Ví dụ trong thực tế, nếu khách hàng trả chậm các khoản thanh toán cho chiếc áo khoác $400 sẽ phải trả một khoản phí phạt tối đa là 68 đô la – tương đương 17% giá mua.
Tuy nhiên, nếu một khách hàng mua bốn chiếc áo sơ mi – với bốn giao dịch riêng biệt - với giá 100 đô la mỗi người, mức phí phạt tối đa là 272 đô la, tức là 68% giá mua.
Trung bình, thẻ tín dụng tính lãi suất 20% / năm cho số dư chưa thanh toán. Điều này tương đương với lãi suất 3,3% trong thời hạn hai tháng – với các hợp đồng trả sau.
Tuy nhiên, ông Eisen nói công ty của ông cố gắng hết sức để ngăn cản khách hàng bị phạt vì trả nợ chậm trễ.
Ông nhấn mạnh rằng phần lớn thu nhập của Afterpay được tính từ phí thu được từ các nhà bán lẻ qua việc sử dụng hệ thống thanh toán này.
Ngoài ra, nếu khách hàng trễ hạn thanh toán, ứng dụng Afterpay sẽ ngăn khách hàng thực hiện bất kỳ giao dịch mua sắm nào khác.
"Khi khách hàng không có tiền trong tài khoản, chúng tôi sẽ thông báo ngay cho họ”.
Con dao hai lưỡi?
Tuy nhiên, những người đấu tranh cho người tiêu thụ đang mong đợi lắng nghe thêm nhiều chia sẻ của khách hàng với các khoản nợ liên quan đến Afterpay.
Nhà quản lý thâm niên về chính sách thuộc Consumer Action Law Centre's, Katherine Temple nói rằng:
“Các dịch vụ như Afterpay dẫn người tiêu thụ đến nguy cơ nợ nần nhiều hơn mức họ có khả năng chi trả. Các doanh nghiệp này không bắt buộc phải làm bất kỳ hình thức kiểm tra cho vay có trách nhiệm nào."
Việc mua hàng được chấp thuận ngay lập tức. Quá trình phê duyệt khá nhanh, dường như không có bất kỳ đánh giá kỹ lượng nào về việc khách hàng có thể hoàn trả mà không gặp khó khăn về tài chính nghiêm trọng hay không.
Afterpay tuyên bố rằng công ty này không cung cấp sản phẩm tín dụng, vì họ không tính cho khách hàng một mức lãi suất nào đó cho các khoản thanh toán trễ.
Do đó, bà Temple cho biết công ty Afterpay không thuộc phạm vi quản lý của Bộ luật Tín dụng Quốc gia và kêu gọi người tiêu thụ hãy cân nhắc khi sử dụng dịch vụ này và mua sắm có trách nhiệm.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại