Uỷ ban Giám sát vấn đề Cạnh tranh và Người tiêu thụ Úc vừa gửi cảnh báo các tổ chức từ thiện cần phải minh bạch hơn trong các hoạt động xin tiền quyên góp và giúp đỡ từ thiện từ những khách qua đường ngẫu nhiên, đặc biệt là việc dùng dịch vụ của một bên thứ ba trong việc gây quỹ.
Trong cuộc sống hàng ngày, hẳn bạn đã từng bắt gặp "chugging" - tức là những người tình nguyện viên hoặc nhân viên của một tổ chức từ thiện nào đó trên đường phố, giới thiệu về các chương trình thiện nguyện của họ, sau đó mời gọi bảo trợ hoặc quyên góp.
của Ủy ban giám sát Cạnh tranh và Tiêu thụ Úc vừa công bố vào thứ Hai cho thấy rằng nhiều nhà tài trợ nghĩ rằng họ đang làm việc trực tiếp tổ chức từ thiện khi đóng góp tiền thông hình thức "chugging" này. Thế nhưng những người xin tiền quyên góp trên đường phố lại làm việc cho một tổ chức trung gian mà thôi.
Trên thực tế, nhiều tổ chức từ thiện thường sử dụng các công ty và nhân viên tiếp thị để gây quỹ, rồi sau đó trả phí cho các công ty này dựa vào số tiền mà họ đã quyên góp được từ những nhà hảo tâm.
Hơn một nửa trong số 500 người được khảo sát trong nghiên cứu này tin rằng chính các tổ chức từ thiện đã trực tiếp vận động quyên góp.
Chủ tịch ACCC, ông Rod Sims, cho biết các tổ chức từ thiện cần cung cấp cho người tiêu thụ thông tin đầy đủ và bảo đảm rằng họ biết rằng mình đang làm việc với bên thứ ba hoặc công ty được ủy quyền.
Khoản lệ phí trả cho các công ty trung gian này thường được tính bằng một khoản tiền cố định mà các nhà tài trợ cam kết trả hàng tháng.
Phúc trình cho biết hầu hết những ngưới quyên góp chỉ dựa vào quần áo mà các nhân viên xin tiền từ thiện trên đường phố mặc, rồi cho rằng họ là nhân viên của tổ chức từ thiện, mà ít khi nào kiểm tra ID - danh tánh của các nhân viên này bằng chiếc thẻ mà họ đeo trên ngực do Hiệp hội quy định về gây quỹ cộng đồng cung cấp.
Chủ tịch ACCC, ông Rod Sims phát biểu:
"Không phải tất cả các tổ chức từ thiện đều sử dụng dịch vụ gây quỹ của bên thứ ba, thế nhưng nghiên cứu này của ACCC đã đưa ra một số lo ngại về mức độ minh bạch của một số tổ chức từ thiện. Các tổ chức này cần phải minh bạch về các mối quan hệ với các công ty trung gian gây quỹ và công bố về các khoản phí họ phải trả cho các cơ quan này", ông Sims nói.
"Điều ngạc nhiên là một số tiền rất lớn trong khoản đóng góp hàng tháng của những nhà hảo tâm đang được một số tổ chức từ thiện dùng để chi trả cho các công ty cung cấp dịch vụ gây quỹ trực tiếp hoặc tiếp thị qua điện thoại".
Phúc trình này dựa trên các cuộc phỏng vấn của công ty nghiên cứu Frost & Sullivan với ba công ty gây quỹ, một hiệp hội đại diện cho ngành từ thiện, 14 tổ chức từ thiện và 13 cá nhân hiện đang làm việc công việc gây quỹ và nhận hoa hồng.
Paul Tavatgis, giám đốc điều hành của Hiệp hội quy định gây quỹ cộng đồng PFRA ở Brisbane, cho biết phương pháp tốt nhất là để các nhân viên gây quỹ trực tiếp đeo những tấm thẻ cho biết họ có được trả tiền hay không. Ở một số tiểu bang, bao gồm cả NSW và Victoria, đây là quy định bắt buộc.
Ở một số tiểu bang, như NSW và Queensland, việc thanh toán phải được tiết lộ tại thời điểm người đi đường đăng ký đóng góp, bằng cách điền vào tờ đơn hoặc trên màn hình iPad.
Do đó, khi gặp những người gây quỹ hay xin tiền từ thiện trên đường phố, ACCC đề nghị quý vị hỏi xem họ làm việc trực tiếp cho tổ chức từ thiện hay một công ty gây quỹ và liệu họ nhận các khoản tiền hoa hồng sau khi quý vị đóng góp cho tổ chức đó hay không.
Việc gây quỹ không tự nguyện này thường được gọi là "chugging" - một thực tế phổ biến khiến nhiều người thấy phiền nhiễu vì các nhân viên gây quỹ thường dùng những chiến thuật nài nỉ, níu kéo, gây áp lực với khách qua đường. Thế nhưng được ngành từ thiện thừa nhận là cách hiệu quả nhất để thu được lượng lớn các nhà tài trợ mới.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại