ACCC cảnh báo người dân nên cẩn thận khi mua vé xem hòa nhạc qua mạng xã hội

Cơ quan bảo vệ người tiêu thụ ACCC khuyên người dân Úc nên cảnh giác khi mua vé tham dự các đại nhạc hội thông qua mạng xã hội.

Pill Testing Australia will only work with music festivals in jurisdictions where police allow the practice.

Pill Testing Australia will only work with music festivals in jurisdictions where police allow the practice. Source: Shutterstock

Nhiều người trẻ tuổi tại Úc trong thời gian gần đây đã trở thành mục tiêu của những kẻ lừa đảo chuyên bán vé xem hòa nhạc thông qua Facebook.

Và mặc dù đối tượng mà những kẻ lừa đảo nhắm tới thường là những người không rành công nghệ, theo Ủy ban Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu thụ Úc (ACCC), ai cũng có thể trở thành nạn nhân của những vụ lừa đảo.

“Người dân nên thận trọng khi mua vé trực tuyến thông qua mạng xã hội từ những người mà họ không quen biết,” phát ngôn nhân của ACCC nói.

“Hãy luôn cố gắng xác thực danh tính của người bán và tính hợp lệ của vé trước khi trả tiền mua hàng.”

ACCC đã nhận được hơn 1,000 khiếu nại về các vụ lừa đảo vé xem hòa nhạc hồi năm ngoái, với tổng thiệt hại lên đến hơn $380,000.

Tổng cộng, những kẻ lừa đảo đã lấy cắp hơn 100 triệu đô la từ người dân Úc trong năm 2018, mà 15% trong số đó là các vụ lừa đảo trên mạng xã hội, theo ước tính của ACCC.

Anh Jake Arndell ở Wollongong đã bị mất $300 sau khi mua 2 vé xem lễ hội âm nhạc Last Dance NYE trên mạng xã hội, vốn đã được bán hết thông qua các kênh chính thức.

Mặc dù đã cảnh giác về giao dịch này, anh Arndell vẫn chuyển tiền sau khi trò chuyện với người bán.

“Điều đáng buồn là tôi đã nghi ngờ về điều này, nhưng lại muốn mua vé đến mức tôi sẵn sàng tin tưởng người bán. Họ có vẻ thành thật, mặc dù tôi vẫn luôn cảm thấy đáng ngờ,” anh nói.

“Sau khi tôi trả tiền, tài khoản bán vé đã biến mất.”

Kẻ lừa đảo anh Arndell có khả năng là thành viên của một băng nhóm lừa đảo lớn hơn đến từ Nigeria, theo đài ABC.

Trong khi các trang mạng bán vé lớn như Ticketmaster đều có một trang riêng để các thành viên bán lại vé, thì các công ty nhỏ hơn thường không có trang này.

Một khách hàng khác là cô Emily nói rằng cô đã gặp một số kẻ lừa đảo trên mạng, trong khi mua vé xem hòa nhạc Mahalia ở quán rượu The Landsdowne tại Sydney.

“Tôi đã không trông đợi điều này. Trước đây tôi đã từng mua vé trên mạng mà không gặp vấn đề gì cả,” cô nói.

Cô cảm thấy nghi ngờ khi tài khoản kẻ lừa đảo sử dụng hình ảnh của một người đàn ông trung niên, trong khi vé xem hòa nhạc lại là của một nhạc sĩ nhạc pop 20 tuổi.

Emily đã hỏi thăm một người mua vé khác, và sau khi bàn bạc, cô quyết định không mua vé nữa.

Mặc dù việc bán vé xem hòa nhạc giả đã tồn tại từ nhiều năm qua, mạng xã hội đã trở thành địa bàn hoạt động mới nhất của những kẻ lừa đảo tại Úc.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 11 January 2019 7:24pm
Updated 11 January 2019 8:03pm
By Đăng Trình

Share this with family and friends