Nhiều người ở Úc muốn treo trên tường nhà mình bức chân dung của người phụ nữ quyền lực lâu năm nhất thê giới - Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị.
Bà được cho là người nổi tiếng nhất trên thế giới và bà ấy sở hữu hơn 30 chú chó corgis. Bà cũng là người duy nhất ở Anh không cần giấy phép lái xe, cũng không cần phải dùng đến hộ chiếu để đi du lịch.
Bức chân dung của Nữ Hoàng Elizabeth II được đặc biệt chuẩn bị cho riêng công dân Úc vì tất cả những trang sức và huy hiệu mà Nữ Hoàng đeo trên người trong bức chân dung đều có liên quan đến nước Úc. Đó bao gồm cả chiếc trâm cài áo đặc biệt mà Cựu Thủ tướng Robert Menzies đã thiết kế và tặng Nữ Hoàng trong chuyến thăm đầu tiên của bà đến Úc vào năm 1954. Kể từ khi đó Nữ Hoàng đã đeo chiếc trâm này để đi dự toàn bộ những sự kiện của Úc và Khối Thịnh Vượng Chung.Nếu quý vị là công dân nước Úc, chắc chắn quý vị có quyền yêu cầu nhận về bức chân dung này dưới chương trình mang tên "chương trình yêu cầu của các cử tri” vốn ít khi được biết đến.
Queen Elizabeth II views a portrait of herself by British artist Henry Ward, marking six decades of patronage to the British Red Cross. Source: Getty Images Europe
Dựa theo chương trình này các cử tri hội đủ điều kiện để nhận được một số tư liệu liên quan đến quốc gia (nationalhood material). Bao gồm cờ, bản ghi âm Quốc ca, và những điều tương tự có liên quan đến nước Úc - nhưng nó cũng bao gồm cả bức chân dung của Nữ Hoàng. Và điều duy nhất quý vị phải làm là gửi email yêu cầu đến MP trong khu vực tiểu bang của quý vị.
Chương trình trao tặng chân dung Nữ Hoàng này chỉ đặc biệt được áp dụng cho công dân nước Úc, còn lại ngay cả công dân Vương Quốc Anh, các nước trong Khối Thịnh Vượng Chung bao gồm cả New Zealand, Ấn Độ và Nam Phi cũng đều không được hưởng 'đặc quyền' này.
Trong khi chẳng có một luật lệ nào hợp pháp ghi cụ thể là các chính trị gia Úc phải cung cấp bức chân dung này cho công dân Úc, những điều khoản trong chương trình yêu cầu của cử tri có khả năng sẽ đặt các chính trị gia vào tình huống mà họ phải đụng tới tiền đóng thuế của người dân để đáp ứng những yêu cầu này.
Luật lệ kỳ lạ này vốn được 'khai quật' bởi . Kể từ khi thông tin này được chia sẻ rộng rãi khắp các phương tiện truyền thông, các chính khách đã nhận về một lượng yêu cầu vô cùng lớn, tới mức họ tuyên bố quá tải, và có vẻ như họ đang bị 'trêu' bởi chính các cử tri của mình.
MP Rebekha Sharkie cho biết bà đã nhận được hơn 25 yêu cầu chỉ trong 12 giờ, trong khi MP Craig Laundry đã phải nhờ đến phương tiện truyền thông xã hội để 'kêu cứu' rằng văn phòng của ông đang 'ngập' trong các đơn yêu cầu gửi chân dung. Dĩ nhiên ông cũng phải ban hành đơn đặt hàng chân dung để đáp ứng lại số lượng yêu cầu đó.
MP Tim Watts đã thừa nhận với ABC Radio là ông chưa hề nhận bất cứ đơn yêu cầu nào trước khi câu chuyện của Vice được phát tán khắp nơi.Andrew Hastie, MP của Tây Úc đã cho biết ông được 'truyền cảm hứng' từ câu chuyện này nên ông quyết định treo hẳn bức chân dung của Nữ Hoàng trong văn phòng của mình.
WA MP Andrew Hastie says he was inspired by constituents and decided to get his own portrait of the Queen for his office. Source: Facebook