Theo Daily Telegraph, trong khi nhiều người tìm việc làm và làm việc cật lực để mưu sinh và đóng thuế thì trong năm qua có đến 35,000 công dân Úc đã từ chối những công việc được sắp xếp để họ có thể tiếp tục nhận tiền trợ cấp chính phủ.
Sống tại Úc, mọi người đều hiểu ngân khoản trợ cấp chính phủ được trích từ nguồn thuế do người lao động tại Úc đóng hàng tháng.
Theo nguồn tin từ Daily Telegraph, có đến hàng chục ngàn người Úc đã lắc đầu với những công việc được offer để họ có thể tiếp tục bám lấy khoản tiền trợ cấp do những người đóng thuế bù đắp.
Dole Bludger họ là ai?
Đáng ngạc nhiên là có đến hơn 35 ngàn người Úc, mà đa số sinh sống ở các vùng giàu có như là Sydney West, đã lựa chọn thất nghiệp khi được cung cấp 1 công việc ổn định để họ có thể tiếp tục lãnh Welfare, mặc dù họ hoàn toàn có khả năng làm việc.
Ở Úc có 1 thuật ngữ dùng để chỉ những người chọn việc thất nghiệp để lãnh trợ cấp xã hội, đó là “Dole Bludger”.
Theo Daily Telegraph, những Dole Bludger thường tìm cách từ chối công việc được sắp xếp khi họ đến nơi làm việc đó, rồi họ không quay lại sau khi đã nhận vị trí công việc, hoặc là họ thôi không làm việc nữa.
Mục đích cuối cùng là để quay trở lại tình trạng nhận Welfare mà không đưa ra được một lý do nào có thể chấp nhận được.
Thực trợ cấp xã hội ở Úc?
Nói đến Welfare, mỗi năm chính phủ Úc chi khoảng 160 tỷ Đô la cho trợ cấp xã hội.
Hiện nay, Bộ dịch vụ Nhân sinh đang tìm cách cắt giảm chi phí này sau khi họ phát hiện ra rằng ở một số vùng, số người lãnh trợ cấp xã hội tương đương với số người từ chối công việc được DHS sắp xếp.
Theo thông tin từ Daily Telegraph, khoảng một nửa số người trên 18 tuổi sống ở khu vực xung quanh các đơn vị Cowper ở New South Wales, trong đó bao gồm Coffs Harbour và Port Macquarie.
Kế đến là Blaxland bao gồm cả Bankstown và Auburn đều xảy ra tình trạng phụ thuộc trợ cấp phúc lợi xã hội.
Cố tình bỏ việc để lãnh trợ cấp
Trên 20 ngàn người từ bỏ công việc của họ chỉ để được trở lại nhận trợ cấp thất nghiệp trong khi có hơn 10 người bị đuổi việc vì hành vi sai trái nghiêm trọng.
Điều đáng nói là trong khi nhiều người cố tình bỏ việc để nhận trợ cấp thì lại không ít người chật vật tìm việc làm để mưu sinh và không ít các doanh nghiệp vẫn đang thiếu lao động trầm trọng.
Đơn cử theo ông Alan Tudge, Tổng trưởng Dịch vụ Nhân sinh thì tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao trong lĩnh vực mà các chủ doanh nghiệp phải vật lộn để tìm nhân viên.
Một ví dụ mà ông Tudge đưa ra là công việc không cần kinh nghiệm làm việc ổn định tại lò mổ.
Tuần trước, chính phủ công bố rằng sẽ đưa ra thông báo đòi nợ những người từ bỏ công việc để nhận trợ cấp xã hội với số tiền là 4 triệu rưỡi Đô la/một ngày.
Mục tiêu của chính phủ là giành lại gần 4 tỷ Đô la tiền trợ cấp xã hội đã trả sai đối tượng.
Chính phủ Úc “ra tay”
Chính phủ đã thiết lập một hệ thống tự động mới, kết nối các thông tin chi tiết về người lãnh trợ cấp với sở thuế nhằm can thiệp kịp thời khi có điều bất thường, ước tính là 20 ngàn vụ mỗi tuần.
Theo đó là các chiến dịch đòi lại nợ phúc lợi xã hội, lần đầu tiên có hiệu lực vào tháng Bảy với một cải tổ lớn toàn hệ thống, trong 3 năm tới đây sẽ có khoảng 1.7 triệu thông báo được gửi đi.
"Chính phủ đang sử dụng công nghệ để nhanh chóng xác định và thông báo cho mọi người khi Centrelink trả tiền trợ cấp không đúng, để bảo đảm phát hiện những người cố tình lừa đảo hệ thống trợ cấp xã hội.”
"Chúng ta may mắn có được một mạng lưới an sinh xã hội mạnh mẽ, nhưng nó sẽ chỉ có thể bền vững nếu nó là mục tiêu vun đắp và bảo toàn được tính toàn vẹn của hệ thống."
"Mục đích của chúng tôi là đảm bảo rằng mọi người có được những gì họ đáng được hưởng, không hơn không kém.”
“Và chúng tôi sẽ bẻ gẫy ngay những hành động cố tình lừa đảo hệ thống," Tổng trưởng Dịch vụ Nhân sinh Alan Tudge nói.