Đại diện của 30 quốc gia thuộc Liên hiệp Âu Châu, NATO và các nước khác như Úc, Mỹ, Đức, Nhật và Nam Hàn vừa tham dự một cuộc họp ở thủ đô Cộng hoà Czech để đưa ra cách tiếp cận chung về các biện pháp và chính sách an ninh.
Theo đó, Mỹ kêu gọi , vì cho rằng hệ thống của họ có thể bị chính phủ Trung Quốc thực hiện hành vi gián điệp. Tuy nhiên, điều này có thể gây trở ngại cho việc triển khai mạng 5G và vấp phải sự phản đối từ Bắc Kinh, đối tác đầu tư quan trọng của nhiều quốc gia.
Vào cuối cuộc họp, các quốc gia đã đưa ra một bản đề xuất không ràng buộc, cảnh báo các chính phủ về việc lệ thuộc vào những nhà cung cấp mạng 5G bị nghi ngờ có liên hệ với nhà nước, hoặc đặt trụ sở tại những quốc gia chưa ký thoả thuận quốc tế về an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu.
“Khách hàng – bất để đó là chính phủ, nhà điều hành, hoặc nhà sản xuất – cần phải được thông báo về nguồn gốc và quá trình sản xuất của các thành phần và phần mềm có khả năng gây ảnh hưởng đến mức độ bảo mật của sản phẩm hoặc dịch vụ,” bản để xuất Prague Proposals ghi rõ.
Các nguồn tin ngoại giao cho biết hiện vẫn chưa có nước nào ký vào bản thỏa thuận này, bởi vì các cuộc tranh luận về những rủi ro an ninh của mạng 5G vẫn chưa kết thúc.
“Thật tiếc nếu đây chỉ là một sự kiện duy nhất,” đại sứ của Nhật Bản về chính sách mạng, ông Masato Ohtaka phát biểu.
Tuy nhiên, chính phủ Mỹ đã hoan nghênh việc công bố tài liệu này.
“Hoa Kỳ ủng hộ bản đề xuất Prague Proposals về an ninh mạng 5G do chủ tịch hội nghị Czech công bố như một tập hợp các khuyến nghị dành cho các quốc gia xem xét khi họ thiết kế, xây dựng, và quản lý hạ tầng cơ sở 5G của mình,” Thư ký báo chí Tòa Bạch ốc Sarah Huckabee Sanders nói.
“Chính phủ Hoa Kỳ có kế hoạch sử dụng Prague Proposals như là một hướng dẫn để bảo đảm sự thịnh vượng và an ninh chung của chúng tôi.”
Các thành viên EU sẽ đánh giá những rủi ro an ninh mạng liên quan đến 5G từ nay đến cuối tháng 6 và đưa ra tuyên bố chung vào ngày 1/10. Sau đó, họ sẽ phải đồng ý với các biện pháp giảm thiểu rủi ro trước cuối năm nay.
Huawei cho biết họ sẵn sàng làm việc với các cơ quan quản lý nhằm xây dựng những quy tắc làm việc. Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi đã bác bỏ các cáo buộc rằng công ty ông hỗ trợ chính phủ Trung Quốc trong hoạt động gián điệp.
Hồi tháng trước, Thủ tướng Anh Theresa May đã bỏ qua những lo ngại về an ninh quốc gia và quyết định cho phép Huawei cung cấp các bộ phận cho mạng lưới 5G tại Anh.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại