15 loại thực phẩm tuyệt vời cho người tiểu đường

Những thực phẩm sau đây không chỉ giúp giảm lượng đường trong máu, tăng chất xơ, chống ô-xy hóa, đốt năng lượng mà còn có thể tìm thấy ở bất kỳ nơi đâu.

Superfoods

Các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe có thể tìm thấy bất cứ nơi đâu Source: wikimedia commons

1. Sô-cô-la đen

Sô-cô-la đen với hàm lượng 70% ca cao rất giàu favonoid, nhóm hợp chất có khả năng giảm kháng insulin của cơ thể, giúp quá trình chuyển hóa đường trong máu diễn ra thuận lợi hơn đồng thời còn giúp giải quyết vấn đề thèm ngọt.

Nhưng không phải sô-cô-la nào cũng đem lại hiệu quả như nhau. Theo một nghiên cứu của Đại học Copenhagen, những người ăn sô cô la đen cho biết họ bớt cảm giác thèm ăn ngọt, cũng như những đồ ăn mặn và béo khác. Sô cô la đen cũng giúp giảm cơn thèm ăn pizza.

Ngoài ra chất favanoids trong sô cô la đen cũng được biết giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ, nguy cơ tăng huyết áp và giảm nguy cơ đau tim 2% qua 5 năm.
Dark chocolate
Sô cô la đen Source: Pixabay

2. Súp lơ xanh

Súp lơ xanh là chìa khóa điều trị bệnh tiểu đường.

Cũng giống như các loại rau họ cải khác, như súp lơ trắng hay cải xoăn (kale), súp lơ xanh có chứa hợp chất sulforaphane giúp đẩy mạnh quá trình chống viêm, cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu và bảo vệ các mạch máu khỏi bị thương tổn do bệnh tim, hậu quả thường thấy của bệnh tiểu đường.

Sulforaphane củng giúp đảo ngược cơ chế đào thải tự nhiên của cơ thể, kích thích sản xuất enzyme bảo vệ giúp biến đổi những hoạt chất gây ung thư nguy hiểm thành những thể đơn giản để cơ thể dễ dàng đào thải.
Vegetables Food Green Broccoli Diet Healthy
Súp lơ xanh Source: maxpixel

3. Việt quất

Việt quất là lại quả thực sự tuyệt vời trong công cuộc đầy lùi bệnh tiểu đường. Qủa việt quất chứa chất xơ hòa tan (làm chậm quá trình tiêu hóa, tăng kiểm soát lượng đường trong máu) và cả chất xơ không hòa tan (giúp tống chất béo ra khỏi cơ thể).

Trong một nghiên cứu của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, người tiêu thụ khoảng 500ml nước ép việt quất mỗi ngày trong vòng 12 tuần đã giảm lượng đường trong máu và cải thiện trí nhớ.

Các nhà nghiên cứu còn chứng minh tác dụng  của chất anthocyanins có trong các loại quả thuộc họ berries, một loại chất tự nhiên thúc đẩy tiêu hao tế bào chất béo trong cơ thể.
Blueberry
Việt quất Source: wikimedia commons

4. Yến mạch

Yến mạch giúp giảm nguy cơ tiểu đường loại 2. Trong yến mạch có chứa rất nhiều chất xơ không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn tốt cho người bị tiểu đường giúp điều hòa lượng đường trong máu, giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào lượng insulin, loại bỏ năng lượng dư thừa ra ngoài cơ thể giúp giảm béo phì hiệu quả.

Một nghiên cứu kéo dài 8 năm cho thấy yến mạch giúp giảm nguy cơ tiểu đường loại 2 ở nữ giới đến 19%, và đối với phụ nữ thường xuyên ăn ngũ cốc nguyên hạt, nguy cơ này giảm tới 31%.

Yến mạch rất dễ chế biến, và cách ăn tốt nhất là nên để nguyên hạt để giữ nguyên chất xơ, chất dinh dưỡng và chất chống ô-xy hóa.
Banana, walnut and oats
Yến mạch Source: wikimedia commons

5. Cá

Cá rất giàu protein, cung cấp chất đạm cho cơ thể, đồng thời cũng chứa chất béo đặc biệt giúp giảm nguy cơ tổn thương tế bào.

Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy những người có lượng axit béo omega 3 cao trong máu thì ít có nguy cơ đau nhức, sưng khớp, đồng thời giảm nguy cơ tiểu đường và các vấn đề về cân nặng.

Một chế độ ăn uống có nhiều cá giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ, một hệ quả của bệnh tiểu đường. Những người ăn cá hấp, cá nướng giảm được nguy cơ đột quỵ 3%.
Salmon
Cá hồi Source: Pixabay

6. Dầu ô liu

Chế độ ăn uống theo kiểu Địa Trung Hải với nhiều dầu ô liu giúp giảm nguy cơ tiểu đường loại 2 xuống 50% so với chế độ ăn uống ít chất béo.

Dầu ô liu cũng làm giảm cơn thèm ăn so với việc dùng các chất béo khác như mỡ heo, bơ hay dầu canola.

Dầu ô liu rất giàu chất ô-xy hóa giúp bảo vệ tế bảo khỏi thương tổn và ngăn ngừa bệnh tim.
Olive oil
Dầu ô liu Source: Pixabay

7. Vỏ hạt mã đề (Psyllium husk)

Loại thực phẩm này rất giàu chất xơ được dùng để điều trị bệnh trĩ, ngoài ra còn giúp những người bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Những người dùng vỏ hạt mã đề trước bữa ăn sẽ thấy lượng đường trong máu sau khi ăn tăng ít hơn.

Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo nên chờ ít nhất 4 tiếng sau khi dùng vỏ hạt mã đề trước khi dùng thuốc điều trị, do loại thực phẩm này có thể giảm khả năng hấp thu thuốc.
Quinoa
Hạt quinoa Source: Pixabay

8. Đậu thận

Loại đậu này chứa protein và chất xơ hòa tan giúp giảm cholesterol. Theo nghiên cứu của Đại học Toronto năm 2012, 121 người bị tiểu đường loại 2 đã áp dụng chế độ ăn uống với 300gr đậu thận mỗi ngày, sau 3 tháng, lượng đường trong máu đã giảm gần một nửa.
Kidney beans
Đậu thận Source: Pixabay

9. Cải bó xôi

Cải bó xôi là một trong những lại rau xanh giúp giảm nguy cơ tiểu đường 14% nếu ăn rau bó xôi mỗi ngày.

Loại rau này chứa nhiều vitamin K, cùng với một số chất khoáng như ma-giê, axit folic, phốt pho, potassium, kẽm, ngoài ra còn rất giàu canxi.
Spinach
Rau bó xôi Source: Pixabay

10. Khoai lang

Một nghiên cứu đã tìm ra khoai lang có chứa anthocyanins, hợp chất tự nhiên giúp khoai có vị ngọt và màu cam là chất chống ô-xy hóa tuyệt vời giúp chống viêm nhiễm và các tính năng chống khuẩn khác.
Sweet potatoes
Khoai lang Source: Pixabay

11. Hạt dẻ

Có mặt ở rất nhiều nơi trên thế giới, hạt dẻ chứa axit béo không bão hòa giúp kháng viêm.

Ngoài ra các chất xơ, vitamin E, chất béo Omega 3 có trong hạt dẻ đều có chất chống ô-xy hóa, chống ung thư, viêm nhiễm và ngăn ngừa cholesterol. Các hợp chất này còn giúp ngăn chặn và đảo ngược quá trình hình thành các bệnh mãn tính như tiểu đường hay tim mạch.
Walnut
Hạt dẻ Source: Pixabay

12. Hạt quinoa

Hạt quinoa có vị giống như ngũ cốc, nhưng trái với ngũ cốc chỉ chứa chất xơ, quinoa là nguồn protein dồi dào, cung cấp 9 loại amino axit cần thiết cho cơ thể.

Một loại là lysine có tác dụng giúp cơ thể hấp thu canxi đốt chất béo, sản xuất carnitine – một loại amino axit giúp chuyển hóa axit béo thành năng lượng, giảm cholesterol.

Chất xơ trong hạt quinoa cũng như các loại ngũ cốc giúp cân bằng lượng đường trong máu.
Quinoa
Hạt quinoa Source: Pixabay

13. Quế

Nhiều nghiên cứu cho thấy loại gia vị này có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Quế chứa nhiều chromium, khoáng chất giúp tăng hiệu quả insulin. Trong loại gia vị cũng chứa đầy polyphenol, một chất chống ô-xy hóa giúp ngăn ngừa ung thư và giảm tổn thương hệ miễn dịch, bảo vệ bạn khỏi bệnh tiểu đường và tim mạch.
Cinnamon
Quế Source: Pixabay

14. Rau cải xanh

Đây là nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin C, giúp giảm cortisol trong cơ thể. Loại rau này còn chứa axit alpha-lipoic giúp cơ thể chống chọi với áp lực. Axit alpha-lipoic còn có khả năng giảm lượng đường trong máu, tăng cường các dây thần kinh bị hư tổn do bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên cần lưu ý không nấu quá kỹ sẽ tạo ra mùi sulfur, chỉ cần hấp chín trong 5 phút là đã có thể dùng được.
Collard green
Rau cải xanh Source: Pixabay

15. Nghệ

Củ nghệ đã giúp bảo vệ sức khỏe người Ấn Độ suốt 5,000 năm. Một bữa ăn theo kiểu truyền thống Ấn Độ ngoài gạo trắng, bánh mì, nhất thiết phải có bột nghệ trong cà ri.

Chất curcumin trong tinh bột nghệ là thành phần kiểm soát sự trao đổi chất béo trong cơ thể, tác động trực tiếp vào các tế bào chất béo, tụy, thận và cơ bắp, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào xấu gây ung thư.

Các chuyên gia cho rằng curcumin có khả năng đảo ngược tình trạng kháng insulin, lượng đường trong máu cao và cholesterol và những triệu chứng liên quan đến béo phì khác.
Tumerric
Nghệ Source: Pixabay

Share
Published 21 July 2017 7:23pm
Updated 13 September 2017 7:54pm
By Hương Lan

Share this with family and friends