Sống trong một tầng hầm không cửa sổ. 12 người ở ghép trong cuộc khủng hoảng tiền thuê nhà ở Úc

Cùng với giá thuê ngày càng tăng và tỷ lệ nhà trống thấp kỷ lục, nhu cầu tìm phòng ở ghép đã tăng mạnh. Nhưng một số người đang phải chịu đựng những điều kiện khủng khiếp để có chỗ tá túc.

House surrounded by details of dirty share house, including dirty pans, piles of junk and shoes

Điều kiện sống trong những ngôi nhà chung ở Úc thường ở mức kém. Source: SBS

Khi Rachel (tên nhân vật đã được thay đổi) dọn ra khỏi nhà vào năm 19 tuổi, cô không ngờ điều kiện của căn nhà ở ghép của mình lại tệ đến vậy.

12 người chung sống trong căn nhà chật chội, bẩn thỉu và đầy rác ở phía tây Sydney.

Ban đầu nhà chỉ có 5 phòng ngủ, nhưng sau đó 4 phòng ngủ phụ đã được thêm vào, bao gồm cả một căn gác nhỏ.

Rachel nói với The Feed: “Bạn không thể dang rộng cánh tay nếu bạn đang đứng trong phòng.

Tầng hầm đã được chuyển đổi một cách tệ hại thành 3 phòng ngủ phụ, với những miếng gỗ mỏng và kệ từ IKEA được dùng làm vách ngăn tạm.
On the left, makeshift walls put together from thin pieces of wood. On the right, a hole in a wall
Left: Rachel's bedroom walls were hastily put together from thin pieces of wood. Right: a hole in her wall. Source: Supplied
Rachel ở một trong những căn phòng dưới tầng hầm đó, cô phải trả 250 đô la/tuần.

Cô ấy không thể mở đèn trên cao trong 'phòng ngủ' của mình, vì đó là đèn dùng chung với phòng đối diện.

“Tôi gần như chỉ sống trong bóng tối vì phòng không có cửa sổ.

“Trên tường thì có lỗ hổng vì chưa được xây dựng xong.”
A bed with a red blanket inside a small, dark room with two standing lamps in the corner
Phòng ngủ của Rachel nhỏ và luôn tối tăm vì cô không thể sử dụng đèn trên cao. Source: Supplied
Rachel cho biết có camera giám sát trong bếp để bảo đảm người trong nhà có rửa chén.

Bất chấp điều kiện sống “không dành cho con người”, Rachel vẫn ở đó trong sáu tháng.

“Điều đó hợp lý vào thời điểm đó, chỉ vì rất khó tìm chỗ ở tại Sydney…tất cả chúng tôi đều tuyệt vọng,” cô nói.
Close-up of a security camera with bottles and kitchen equipment in the background
Rachel nói rằng những người trong nhà ở ghép được giám sát bằng camera. Source: Supplied

Ngày càng khó tìm nhà ở ghép

Ở ghép là một cách tiết kiệm chi phí hiệu quả và thường được coi là một cách để những người trẻ tuổi rời khỏi ngôi nhà của gia đình. Những người ở ghép và chia sẻ thiết bị trong một khu nhà thường không có quan hệ họ hàng.

Nhưng rất khó kiếm được một căn phòng trong nhà ở ghép.

Khi Rachel từ Adelaide chuyển đến Sydney vào giữa năm 2022, cô buộc phải sống trong xe hơi của mình và liên tục tìm kiếm trên các trang web khác nhau trước khi tìm được nhà ở ghép.

Dữ liệu từ hai trang web chia sẻ chỗ ở lớn nhất của Úc, Flatmate.com.au và Flatmate Finders, cho thấy nhu cầu tìm phòng tăng vọt ở mọi thành phố thủ phủ.

Ở Sydney, tỷ lệ có đến 14 người tìm phòng trong khi chỉ có 1 phòng trống. Ở Perth thậm chí còn tệ hơn với tỷ lệ 16:1.
Chart showing the ratio of people seeking vs listing rooms on Flatmates.com.au in 2021 and 2023
Source: SBS
Guy Mitchell, giám đốc kinh doanh của Flatmate Finders cho biết các vùng ngoại ô trong thành phố cho đến nay là những địa điểm có nhu cầu tìm phòng phổ biến nhất.

Vào tháng 1, có gần 2,000 người tìm phòng ở vùng ngoại ô Surry Hills của Sydney, trong khi hơn 1,300 người tìm phòng ở Bondi Beach.
Chart showing number of people seeking rooms on Flatmate Finders in 2019, 2021 and 2023
Source: SBS

Nhà ở ghép ngày càng đắt đỏ

Với tỷ lệ nhà trống cho thuê chạm mức thấp kỷ lục – tỷ lệ hồi tháng trước ở Sydney là 0,9% và ở Melbourne là 0,8% – việc thuê nhà ở Úc đang trở nên đắt đỏ hơn. Và nhà ở ghép cũng vậy.

Giá phòng trung bình tăng ở tất cả các thủ phủ từ năm 2019 đến 2023, theo dữ liệu từ Flatmate Finders. Sydney đứng đầu danh sách với giá $325/phòng.

Nếu bạn đang tìm kiếm nhà ở ghép tại Perth, bạn sẽ phải trả thêm 33% so với giá phòng trung bình $225.

Trong khi đó, cư dân Adelaide đang trả nhiều hơn 23% so với năm 2019, ở mức $208/phòng.
Graph showing the average price of rooms on Flatmate Finders in 2019 vs 2023 across capital cities
Source: SBS

Các điều kiện có thể được khai thác

Rachel cho biết trải nghiệm của cô trong nhà ở ghép là “không thoải mái” – và cô không phải là trường hợp duy nhất.

Zahra Nasreen, một nhà nghiên cứu về nhà ở tại Đại học Sydney, nhận thấy 13% nhà chung cư ở Sydney đã quá đông đúc.

Trong những trường hợp xấu nhất, bà đã thấy có tới 14 người chung sống trong căn hộ hai phòng ngủ – thậm chí phải ngủ chung giường.

Bà Nasreen nói: “Họ không thể sinh hoạt bình thường, họ phải chờ đến lượt mình để thực hiện các công việc hàng ngày như nấu ăn, tắm rửa và ngủ."

Bà Nasreen cho biết việc ở ghép trong những ngôi nhà quá đông đúc có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như rối loạn giấc ngủ, những than phiền về tiếng ồn và các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Bà Nasreen nói: “Những căn hộ quá đông đúc này thực sự có thể được định nghĩa là điều kiện vô gia cư, về mặt tinh thần hoặc thể chất."
Two bunk beds crammed close together in a small bedroom
A share house room advertised for rent in Sydney, intended for four people. Credit: Reddit/Shoddy_Cauliflower82

Bao nhiêu người sống trong nhà ở ghép?

Chris Martin, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Tương lai Thành phố của UNSW, tin rằng việc ở ghép đang quay trở lại sau COVID-19, khi nhiều người miễn cưỡng tham gia vào tình trạng ở ghép.

Ông nói: “Khi lãi suất bắt đầu thu hẹp nền kinh tế và ngày càng có nhiều người có nguy cơ mất việc hơn… họ bắt đầu rời khỏi nhà của chính mình và trở lại tình trạng ở ghép."

Gần 850.000 người Úc được ghi sống trong các nhóm hộ gia đình trong cuộc điều tra dân số năm 2021.

Con số này tăng so với năm 2016, khi có khoảng 350.000 người sống trong các hộ gia đình tập thể.

Nhưng ông Martin tin rằng con số thực tế có thể cao hơn nhiều, do một số nhà ở ghép được tính là hộ gia đình của các cặp vợ chồng.

Ai đang tìm nhà ở ghép?

Người ta thường cho rằng chỉ có những người trẻ tuổi mới ở ghép. Nhưng ông Martin cho biết nhân khẩu học về độ tuổi của những người ở ghép đang thay đổi do áp lực tiền thuê nhà.

Ông Martin nói: “Chúng tôi biết mọi người đang thuê nhà lâu hơn và chúng tôi nghi ngờ mọi người cũng đang ở ghép lâu hơn."

Trong nghiên cứu của mình, cô Nasreen đã gặp nhiều người lớn tuổi ở ghép, bao gồm cả những người mẹ đơn thân và những người ở độ tuổi 50-60.

Cô nhận thấy những người ở ghép tại Sydney hầu hết là sinh viên quốc tế và những di dân khác, chẳng hạn như những người giữ visa tạm thời, người tị nạn và những người có visa du lịch làm việc.

Người ở ghép có những quyền gì?

Để biết các quyền của bạn với tư cách là người ở ghép là điều có thể khá phức tạp. Không có một bộ luật cho thuê nào áp dụng riêng cho nhà ở ghép.

Các quyền và nghĩa vụ của bạn tùy thuộc vào tiểu bang mà bạn đang ở và bạn có loại thỏa thuận nào với nhà cung cấp dịch vụ cho thuê của mình.

Rachel chưa bao giờ ký một thỏa thuận bằng văn bản với nhà cung cấp dịch vụ cho thuê nhà của . Vì thế, cô không được coi là người thuê nhà ở NSW.

Ông Martin giải thích: “Có một quy tắc đặc biệt quy định rằng nếu bạn ở ghép, thì thỏa thuận của bạn với người thuê nhà chính phải được lập thành văn bản để bạn tuân theo Đạo luật thuê nhà ở."

Điều này khác với các hộ gia đình không ở ghép, nơi bạn vẫn được bảo vệ với tư cách là người thuê nhà ngay cả khi bạn chưa bao giờ ký hợp đồng thuê.

Rachel sẽ được coi là người ở trọ trong một khu nhà trọ chung. Người ở trọ có các quyền hợp pháp rất hạn chế.
A big pile of random items including boxes, laundry baskets and clothes, on a room floor
Rachel's share house was dirty and cluttered with junk. Source: Supplied
Ông Martin nói: “Cô ấy phải nhận được biên lai khi trả tiền thuê nhà, chủ sở hữu phải tôn trọng sự yên tĩnh của cô ấy trong căn phòng riêng."

Người ở trọ có quyền được thông báo 4 tuần trước khi gia chủ tăng tiền thuê nhà.

“Cư dân không bị trục xuất mà không có thông báo hợp lý bằng văn bản. Còn “hợp lý” là gì thì nó không được định nghĩa – nó phụ thuộc vào lý do tại sao chủ sở hữu muốn ngừng cho thuê,” ông Martin nói.

Ông Martin cho biết các cơ quan quản lý không có nhiều hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực cho thuê tư nhân.
Ông đang ủng hộ việc tạo ra Đạo luật về nhà ở ghép, trong đó sẽ vạch ra một “bộ quy tắc hợp lý để ở ghép”.

Điều này sẽ tạo ra các luật đặc biệt dành riêng cho việc ở ghép, làm rõ các thông lệ như mức sống tối thiểu, chia hóa đơn và tranh chấp giữa những người bạn cùng nhà.

“Nếu bạn là người thuê nhà có phòng trống và ai đó đang quyết định xem ai sẽ chuyển đến ở, thì sẽ có những rủi ro xảy ra và điều đó biện minh cho mức độ các quy tắc cao hơn.”

Rachel hiện đã rời khỏi căn nhà ở ghép và đang sống cùng bạn trai của mình.

“Bạn trai tôi nói, ', Nè, em có muốn chuyển đến sống cùng nhau không?' Tôi giống như muốn đồng ý liền, 'Vâng, hãy đưa em ra khỏi chỗ này!'”

Additional reporting by Kenneth Macleod.

Share
Published 14 March 2023 3:11pm
Updated 14 March 2023 5:09pm
By Jennifer Luu
Presented by Thanh Ngôn
Source: SBS


Share this with family and friends