Tối 9/12 tại Smithfield RSL Club ở Sydney đã diễn ra đêm phát giải Âm nhạc Tự Do Viet Song contest 2018 với một giải bài hát xuất sắc
Đã có hơn 200 bài hát mới đủ thể loại được gởi dự thi.
Nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn đại diện ban giám khảo trong bài phát biểu tổng kết các tác phẩm gởi về dự thi cho biết các tác phẩm gởi tới dự thi phong phú về thể loại và đa dạng về đề tài và ban giám khảo cảm thấy thú vị và đầy hứng khởi trong việc chọn lọc tác phẩm để trao giải
Từ những tác phẩm gởi về, Ban giám khảo gồm những người tinh tế và kỹ tính trong âm nhạc như nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn và nhạc sĩ Tuấn Khanh đã chọn ra những tác phẩm hay nhất ý nghĩa nhất trong số hơn 200 tác phẩm gởi đến dự thi để giới thiệu và khán giả dã có một buổi tiệc âm nhạc thật sự.
Đó là một ngày hội âm nhạc thật sự, một bữa tiệc âm nhạc.
Tiệc nhưng không gò bò và trịnh trọng. Mọi người đến và tìm thấy một không khí thoải mải trong sự trang trọng của một đêm phát mà BTC cố gắng đem đến cho khách tham dự.
Và họ đã không làm khán giả thất vọng.
Có thể nói khán giả được xem trình diễn âm nhạc từ những nghệ sĩ đích thực.
Những con người đầy đam mê, giàu tài năng và yêu tự do như bản chất muôn đời của người nghệ sĩ.
Nhạc sĩ Sơn Túi Đỏ người có có bài hát “Khi Đất Nước Lâm Nguy” đoạt giải xuất sắc trong diễn từ của mình cho biết anh muốn dùng âm nhạc để làm lan tỏa nỗi lo âu của anh về tình hình đất nước và đánh động mọi người
Đó là bài Khi đất Nước Lâm Nguy của Sơn Túi Đỏ do chính tác gỉa trình bày trong clip gởi tới cuộc thi vì anh không thể rời Việt Nam tới Úc để nhận gải thưởng cho mình.
Ban Giam Khảo cũng đã chọn ra ba giải Danh Dự cho các bài Vọng Lời Núi Sông của ba tác giả Vũ Phương Tường Cát Vỹ Nguyên ở Việt Nam, bài Xuân Của Mẹ của Gats Toàn ở Newzealand, và bài “Người Có Buồn Không” của nhạc sĩ Đức Tiến từ Việt Nam.
Nhạc sĩ Đức Tiến lần đầu tiên xuất ngoại và đến Sydney với đêm phát giải cho chùm các ca khúc du ca thân phận một dòng nhạc du ca đô thị đang nảy nở ở Việt Nam.
Phải nghe và phải nhìn thấy Đức Tiến ôm đàn và hát những tự sự của mình mới hiểu thế nào là du ca thân phận,
Đức Tiến đến với đêm phát giải với bài hát đoạt giải Danh Dự “Người Có Buồn Không” và bài Người Đàn Bà Đi Nhặt Mặt Trời anh sáng tác năm 20 tuổi.
Khán giả ngỡ ngàng phát hiện bên vẻ ngoài ngơ ngác hay xù xì, hay bất cần, ẩn chứa bên trong của các nghệ sĩ là những tâm hồn trĩu nỗi buồn bởi quá nhiều suy tư, quá nhiều đớn đau từ những gì họ nhìn họ nghe họ thấy trong cuộc sống hiện nay của đô thị Việt Nam hay nói chính xác hơn của những đời sống Sái Gòn.
Và nghệ sĩ hài độc thoại Dưa Leo là một trong những gương mặt như vậy.
Anh đến với đêm phát giải như là một sự trình làng về đời sống nghệ sĩ có tiếng nói riêng biệt với tiếng nói nhũng nhặn vô màu vô cảm hay đồng thanh đồng thủ như chính quyền muốn họ có.
Sau cái clip ngắn giới thiệu về anh do nhà báo kỳ cựu Mặc Lâm của đài RFA thực hiện năm 2016 mà BTC cho trình chiếu, Dưa Leo xuất hiện và đem tới cho khán giả một khám phá thụ về hài độc thoại.
Anh đã phá vỡ được bức tường dè dặt lúc ban đầu để giới thiệu về mình.
Và anh đã được đón nhận
Khán giả đến với đêm phát giải không chỉ nghe nhạc và ủng hộ mà họ thật sự được hào cùng với phần trình diễn của các nghệ sĩ đoạt giải.
Ksor Duk người đoạt giải xuất sắc về Giọng ca vào mùa giải năm ngoái năm nay quay lại Sydney tham dự đêm phát giải và đã hớp hồn mọi người qua phần trình bày bài Đôi Chân Trần cùng với bạn thân của anh là Nay Danh - một nghệ sĩ người dân tộc hiện sống tại Sydney.
Ngoài bài Đôi Chân Trần cùng trình diễn với Nay Danh, Ksor Duk còn trình bày bài Anh Sẽ Về của hai người tù nhân lương tâm Trần Vũ Anh Bình và Trần Huỳnh Duy Thức sáng tác lúc họ còn bị nhốt chung ở Xuyên Mộc Đồng Nai.
Bài hát này không dự thi nhưng được BTC chọn trình diễn để tôn vinh những người yêu nước phải mang thân phân tù đày và điều này còn mang một ý nghĩa đặc biệt trong dịp 70 năm ngày nhân quyền quôc tế 10/12.
Nhìn qua những tác giả gởi tác phẩm dự thi năm nay có thể nhận thấy có một bước biến chuyển rõ rệt trong tình hình hiện nay ở Viêt Nam ít nhất đối với những tác giả dự thi trong việc dấn thân và lên tiếng.
Nếu như năm ngoái trong các clip diễn từ của tác giả đoạt giải có người phải giấu mặt và những ca sĩ trình bày bài hát đạo giải đã phải dùng những tên khác rât lạ như là Giọt Sương Khuya để trình bày thì năm nay tất cả những người đoạt giải đã bước ra công khai tên tuổi và hình ảnh của họ, và chỉ như vậy thôi đã là đáng kính trọng.
Nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn gọi việc các nhạc sĩ từ chối sự kiểm duyệt chọn gởi tác phẩm ra nước ngoài dự thi là một hình thức bất tuân dân sự.
Xã hội cộng sản Việt Nam nói như nhà văn Vũ Thư Hiên là một xã hội mà "con người phải từ chối quyền làm người. Con người không được cảm thấy mình là mình, anh ta chỉ là một vật thể bị chiếm hữu, bị nuốt chửng. Con người chỉ có một cái quyền: ấy là ngoan."
Vì vậy, những nghệ sĩ trong nước chọn lên tiếng, chọn đương đầu, và chọn công khai danh tính chỉ mới qua hai mùa giải cho thấy một tầm vóc mới trong việc khẳng định quyền được làm con người tự do, nói lên tiếng nói tự do của họ.
Và điều đó cũng cho thấy một đòi hỏi mới tới những con người tự do bên ngoài nước trogn việc đồng hành cùng những nghệ sĩ yêu tự do trong nước.
Ông Đặng Trung Chính Chủ tịch Tổ Chức Yễm Trợ Nhân Quyền HRRF Trưởng ban tổ chức giải Âm Nhạc Tự Do nói để cần sự hỗ trợ của rất nhiều người
Với những khán giả tham dự khi được hỏi liệu họ có đến với đêm phát giải năm sau hay không và nếu cho điểm về đêm văn nghệ phát giải mà họ vừa xem thì trong thang điểm từ 1-10 thì họ cho bao nhiêu thì những người được chọn ngẫu nhiên để hỏi đều cho thang điểm cao nhất và khẳng định sẽ tham dự vào mùa giải sang năm.
Đêm phát giải kết thúc với bài hát Tôi Tin của nhạc sĩ Trần Huân trưởng nhóm Du Ca Sài Gòn cùng lĩnh xướng với ca sĩ Thanh Thúy một gương mặt rất đáng yêu của cộng đồng người Việt ở Sydney.
Tất cả khán phòng đã hòa chung với sự xúc động rõ rệt hiện rõ trong khuôn mặt từng người.
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại